Kiên Giang:

Hàng nghìn hộ dân vùng hạn mặn hết ám ảnh về nước ngọt

NGUYÊN ANH - THANH ĐẠM |

Việc vận hành dự án hồ chứa nước đã xóa bỏ nỗi ám ảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt tồn tại từ bao đời nay của người dân vùng hạn mặn các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Với người dân ở 4 xã ven biển huyện An Minh (Kiên Giang) là Vân Khánh Tây, Vân Khánh, Vân Khánh Đông và Đông Hưng A nguồn nước ngọt đủ đầy cho cuộc sống, cho sinh hoạt hàng ngày là niềm mơ ước to lớn của họ.

Sau hơn 2 năm thi công, dự án hồ chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho bốn xã trên đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 5.3 vừa qua. Đây là niềm vui sướng không chỉ của bà con vùng hạn mặn sống trong cảnh “khát” nước mà còn là niềm vui chung của chính quyền địa phương và người dân huyện An Minh.

Với công suất 2000m3 mỗi ngày, người dân vùng hạn mặn đã có nước sạch để sinh hoạt và sản xuất. Ảnh: PV
Với công suất 2000m3 mỗi ngày, người dân vùng hạn mặn đã có nước sạch để sinh hoạt và sản xuất. Ảnh: PV

Đến thăm các hộ dân nơi đây, chúng tôi bắt gặp niềm vui không giấu được trên gương mặt của người già đến trẻ nhỏ. Cũng như hàng ngàn hộ dân khác ở vùng hạn mặn ven biển, gia đình bà Huỳnh Thị Xuyến (ngụ ấp Phong Lưu, xã Vân Khánh Đông) khi hay tin có nước ngọt về thì ai nấy đều phấn khởi. Nhà nào cũng tất bật chuẩn bị vật dụng, thau chứa để đón dòng nước ngọt đầu tiên từ hệ thống cấp nước được dẫn về tận nhà.

Ngoài việc có nước sạch, hợp vệ sinh, người dân còn tiết kiệm được chi phí đáng kể bởi với giá nước ngọt của nhà máy chỉ dao động từ 6.400 - 6.500 đồng/m3, tiết kiệm nhiều lần so với giá mua nước trước đây.

Bà Xuyến xúc động chia sẻ: “Tôi ở đây 30 năm rồi mùa hạn năm nào cũng thiếu nước khổ lắm, đổi 1 lu nước 60.000 đồng mà hẹn 3, 4 ngày mới có nước. Giờ có nước rồi, bà con mừng lắm”.

Bốn xã ven biển của huyện An Minh được xem là vùng hạn mặn bởi nơi đây không thể khoan được giếng nước. Vào những tháng mùa khô, người dân phải gồng mình mua nước ngọt sinh hoạt với giá gần 50.000 đồng/m3. Việc thiếu nước ngọt sinh hoạt trở thành nỗi ám ảnh rất lớn đối với người dân và là gánh nặng về chi phí sinh hoạt khi bỏ ra mua nước.

Sau khi vận hành, hệ thống sẽ tiếp tục nâng lên công suất cấp nước để phục vụ bà con vùng hạn mặn. Ảnh: PV
Sau khi vận hành, hệ thống sẽ tiếp tục nâng lên công suất cấp nước để phục vụ bà con vùng hạn mặn. Ảnh: PV

Dự án Hồ chứa nước ngọt và hệ thống cấp nước liên xã huyện An Minh đi vào hoạt động đã đem lại lợi ích thiết thực cho người dân nơi đây. Không những giải quyết bài toán thiếu nước ngọt sinh hoạt tồn tại lâu nay mà còn giúp cho việc nuôi trồng, sản xuất của người dân được thuận tiện hơn.

Theo đơn vị phụ trách cấp nước cho biết, sau khi vận hành, dự án cấp nước sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp thêm. Ông Từ Văn Lẫy - Chủ tịch UBND xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh - thông tin: “Sau khi vận hành, hệ thống sẽ nâng lên công suất cấp nước để phục vụ bà con, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, nhất là nhanh chóng kéo phủ hệ thống ống dẫn nước đến tất cả các khu vực dân cư tuyến biển để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế ở địa phương”.

NGUYÊN ANH - THANH ĐẠM
TIN LIÊN QUAN

Tiền Giang: Vụ lúa Đông Xuân đã vượt qua hạn mặn

Kỳ Quan |

Nhờ tuân thủ lịch thời vụ và thực hiện nhiều biện pháp trữ nước ngọt, ngăn nước mặn, vụ lúa Đông Xuân năm nay ở tỉnh Tiền Giang đã cơ bản vượt qua hạn mặn mùa khô 2020 – 2021, cho kết quả tốt.

Long An: Cơ bản khắc chế được hạn mặn mùa khô 2020 - 2021

Kỳ Quan |

Mùa khô các năm 2015 – 2016 và 2019 - 2020, vào thời điểm này, tỉnh Long An vất vả chống chọi với hạn mặn, nhưng vẫn bị thiệt hại nặng nề. Còn mùa khô năm nay, nhờ sự ứng phó tốt, tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và dân sinh vẫn chưa xảy ra.

Tiền Giang: Sẵn sàng đắp 12 đập ứng phó hạn mặn mùa khô 2020 - 2021

Kỳ Quan |

Theo dự báo, hạn mặn năm nay ở Đồng bằng sông Cửu Long không nghiêm trọng bằng đợt hạn mặn "lịch sử" mùa khô 2019 – 2020, tuy nhiên cũng cao hơn trung bình nhiều năm. Trước tình hình đó, tỉnh Tiền Giang đã sẵn sàng đắp 12 đập để ngăn mặn, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân.

Giám đốc VP đăng ký đất đai nói về vụ thu hồi hơn 300 sổ đỏ

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc thu hồi hơn 300 sổ đỏ cấp sai, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phù Mỹ khẳng định thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Vụ việc của ông Thích Chân Quang chưa xử lý thỏa đáng

PHẠM ĐÔNG |

Vụ việc của ông Thích Chân Quang là "học giả, bằng thật" ở cấp đào tạo trình độ cao nhất nhưng chưa được xử lý thỏa đáng, minh bạch.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng trưởng khả quan

Bảo Bảo |

Thị trường mặt bằng bán lẻ tại TPHCM tiếp tục phát triển với giá chào thuê trung bình tăng nhẹ khoảng 2 - 3% theo năm.

Cầu độc đạo ngập trong biển nước, người dân chờ thông xe

Trần Bùi |

Yên Bái - Cầu Làng Bằng dẫn vào thôn Khe Lép, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên vẫn ngập sâu sau bão lũ.

Chiết khấu xăng dầu "rơi tự do", lo đứt gãy nguồn cung

Anh Tuấn |

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, phân phối xăng dầu đứng ngồi không yên trước nguy cơ thua lỗ trở lại do bị doanh nghiệp đầu mối "bóp" chiết khấu xăng dầu.

Tiền Giang: Vụ lúa Đông Xuân đã vượt qua hạn mặn

Kỳ Quan |

Nhờ tuân thủ lịch thời vụ và thực hiện nhiều biện pháp trữ nước ngọt, ngăn nước mặn, vụ lúa Đông Xuân năm nay ở tỉnh Tiền Giang đã cơ bản vượt qua hạn mặn mùa khô 2020 – 2021, cho kết quả tốt.

Long An: Cơ bản khắc chế được hạn mặn mùa khô 2020 - 2021

Kỳ Quan |

Mùa khô các năm 2015 – 2016 và 2019 - 2020, vào thời điểm này, tỉnh Long An vất vả chống chọi với hạn mặn, nhưng vẫn bị thiệt hại nặng nề. Còn mùa khô năm nay, nhờ sự ứng phó tốt, tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và dân sinh vẫn chưa xảy ra.

Tiền Giang: Sẵn sàng đắp 12 đập ứng phó hạn mặn mùa khô 2020 - 2021

Kỳ Quan |

Theo dự báo, hạn mặn năm nay ở Đồng bằng sông Cửu Long không nghiêm trọng bằng đợt hạn mặn "lịch sử" mùa khô 2019 – 2020, tuy nhiên cũng cao hơn trung bình nhiều năm. Trước tình hình đó, tỉnh Tiền Giang đã sẵn sàng đắp 12 đập để ngăn mặn, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân.