Học sinh khối THPT ở Hà Nội đi học từ 6.12: Nới điều kiện mở cửa trường

Phạm Đông |

Hà Nội - Các trường được phép tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp khi nằm trong khu vực có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 và không còn quy định “trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 30.11.2021 không có các ca F0 trong cộng đồng”.

Ngày 3.12, Sở GD&ĐT Hà Nội có Công văn 4156/SGDĐT-CTTT nêu chi tiết phương án tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp cho học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên trên địa bàn các quận, huyện, thị xã thuộc TP.

Theo đó, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên trên địa bàn các xã/phường/thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 cho phép học sinh một số khối lớp trở lại trường học tập sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với các huyện, thị xã sẽ cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12 của các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên khối  đi học trực tiếp (riêng khối lớp 9 tiếp tục triển khai học trực tiếp theo kế hoạch). Học sinh cấp tiểu học và khối lớp 6, 7, 8 của cấp trung học cơ sở học trực tuyến; học sinh mầm non nghỉ tại nhà.

Đối với các quận sẽ học sinh các khối lớp 10, 11, 12 của các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên đi học trực tiếp; học sinh cấp tiểu học và cấp THCS trực tuyến; trẻ mầm non nghỉ tại nhà. Thời gian thực hiện từ ngày 6.12.2021 (thứ Hai).

Như vậy, so với phương án trình trước đó, văn bản lần này của Sở GD&ĐT có nới rộng hơn về điều kiện mở cửa trường học. Cụ thể, các trường được phép tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp khi nằm trong khu vực có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 và không còn quy định “trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 30.11.2021 không có các ca F0 trong cộng đồng”.

Thay vào đó, văn bản này nêu rõ, “đối với các học sinh cư trú tại địa bàn có nguy cơ cao, mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4, trường bố trí cho học trực tuyến”.

Về nguyên tắc thực hiện: Các trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn Liên ngành số 3668/HDLN: SGDĐT-SYT ngày 25.10.2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế. Giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng chống COVID-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân; chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp 01 buổi/ngày.

Những trường có học sinh cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau cần nắm rõ thông tin của học sinh, cấp độ dịch và quy định cho đi học trở lại của địa phương nơi học sinh cư trú để bố trí linh hoạt giữa học trực tiếp và học trực tuyến nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh (đối với các học sinh cư trú tại địa bàn có nguy cơ cao, mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 trường bố trí học trực tuyến).

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, Giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp, phối hợp với cơ quan y tế địa phương chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn trường, lớp và báo cáo UBND quận/huyện/thị xã phê duyệt trước khi đón học sinh trở lại trường.

Sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình thực tiễn, diễn biến của dịch tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận, huyện, thị xã, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo và trình UBND TP lộ trình tiếp theo việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Các quận chuẩn bị ra sao khi Hà Nội cho phép F0 thể nhẹ điều trị tại nhà?

CÁT TƯỜNG - HOÀI ANH |

Ở giai đoạn hiện nay, Hà Nội cho phép một bộ phận F1 và F0 thể nhẹ, không triệu chứng đủ điều kiện được cách ly và tự điều trị tại nhà. Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, các quận huyện cũng đã chuyển hướng để phù hợp với tình hình, diễn biến và xu thế chung.

Hà Nội: Toàn bộ học sinh THPT thuộc 30 quận, huyện đi học từ ngày 6.12

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND thành phố đã phê duyệt kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo , cho phép toàn bộ học sinh THPT tại 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường từ 6.12.

Vượt 500 ca mắc COVID-19/ngày, Hà Nội ra công điện hoả tốc chỉ đạo ứng phó

Phạm Đông |

Hà Nội - Ngày 2.12, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có Công diện số 26 về việc triển khai các biện pháp cấp bách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.