Sau khi được thông tin dự báo tình hình hạn mặn năm nay sẽ vượt mặt trận hạn mặn lịch sử năm 2016, tỉnh Kiên Giang công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng cấp độ 1, các địa phương trong tỉnh đã khẩn cấp triển khai nhiều hoạt động ứng phó công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng cấp độ 1, các ngành, địa phương trong tỉnh đã khẩn cấp triển khai nhiều hoạt động ứng phó.
Bên cạnh việc chủ động vận hành hệ thống cống trên tuyến đê biển Hòn Đất – Kiên Lương, huyện Giang Thành, thành phố Rạch Giá và khu vực sông Cái Bé thuộc huyện Châu Thành (55 cống), vùng U Minh Thượng (17 cống), dự án thủy lợi Ô Môn – Xà No (35 cống) để ngăn mặn, giữ ngọt... các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn cũng đã triển khai thực hiện gia cố, đắp mới các đập ngăn mặn theo thời vụ để bảo vệ lúa trong vụ đông xuân 2019-2020 và tiếp tục phòng, chống hạn mặn cho vụ hè thu 2020.
Theo đó, tỉnh này đã triển khai đắp 195 đập. Tuy nhiên, trên thực tế hạn mặn vẫn “rò rỉ” tại nhiều nơi khiến cây lúa chịu thiệt hại nặng nề.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NNPTNT Kiên Giang, hiện tổng diện tích lúa đông xuân 2019-2020 bị thiệt hại do hạn mặn đã lên trên 2.000ha, tập chủ yếu tập trung tại các địa phương, Hòn Đất, Kiên Lương, U Minh Thượng...
Trong đó, có gần 1.800ha bị ảnh hưởng với tỷ lệ thiệt hại từ 30% trở lên. Do ảnh hưởng thời tiết bất thường nên chi phí đầu tư cho cây lúa ở Kiên Giang năm nay tăng, dao động 20 triệu đồng/ha, nên con số thiệt hại rất cao.
Được biết, vụ lúa đông xuân 2019-2020, toàn tỉnh Kiên Giang gieo sạ 289.278ha.