Kiên quyết thu hồi đất công bị người dân lấn chiếm trồng cây, dựng nhà

Phan Tuấn |

Đắk Nông - UBND Huyện Tuy Đức đang kiên quyết thực hiện các biện pháp thu hồi toàn bộ diện tích đất công đã bị lấn chiếm trái phép tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm.

Người dân lấn chiếm đất công trái phép

Theo UBND huyện Tuy Đức, về nguồn gốc, từ năm 2008 trở về trước khu đất Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm thuộc quyền quản lý của Công ty Lâm nghiệp Tuy Đức.

Từ tháng 2.2008 đến tháng 10.2010, UBND tỉnh Đắk Nông đã tiến hành thu hồi 8.961,54ha đất của Công ty Lâm nghiệp Tuy Đức giao cho Nông lâm trường Cao su Tuy Đức quản lý. Trong đó, có 34,94ha đất được lập dự án triển khai xây dựng Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm.

Từ tháng 10.2010 đến ngày 31.1.2012, UBND tỉnh Đắk Nông thu hồi 34,94ha đất này bàn giao cho UBND huyện Tuy Đức quản lý để thực hiện quy hoạch Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm. Từ tháng 2.2012 đến tháng 11.2019, khu đất thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đại Gia Thuận.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm, Công ty Đại Gia Thuận không có biện pháp quản lý, bảo vệ diện tích đất được thuê, để cho người dân lấn chiếm toàn bộ diện tích; đồng thời để người dân sang nhượng trái phép khi chưa đủ điều kiện là hành vi vi phạm pháp luật.

Từ tháng 11.2019 đến nay, UBND tỉnh Đắk Nông đã tiến hành thu hồi khu đất giao cho UBND huyện Tuy Đức quản lý. Theo đó, xuyên suốt quá trình diện tích đất người dân đang chiếm dụng có nguồn gốc là đất công thuộc quyền sở hữu, sử dụng và quản lý của Nhà nước.

Kết quả rà soát cho thấy, tổng diện tích đất bị các hộ dân lấn chiếm gần 32,3ha với 53 trường hợp. Trong đó, có 30 trường hợp xác định đối tượng, 23 trường hợp không xác định được đối tượng.

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh đã có cuộc đối thoại với đại diện các hộ dân lấn chiếm đất tại khu vực này. Tại cuộc đối thoại, nhiều hộ dân đã có nhiều ý kiến nhằm níu kéo, bảo vệ diện tích đất đã lấn chiếm. Trong đó, có ý kiến đề nghị UBND tỉnh hủy bỏ Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm, bàn giao đất cho người dân sản xuất...

Đơn cử như trường hợp anh Hà Văn Triều đã lấn chiếm 1ha đất tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm dựng nhà ở. Anh Triều cho biết, nguyện vọng của gia đình anh là được ổn định cuộc sống tại đây. Anh mong được Nhà nước hỗ trợ theo các chính sách an sinh xã hội.

Đã thu hồi được 7,36/34,94ha

Liên quan đến sự việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên khẳng định, đất tại  Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm do Nhà nước quản lý. Người dân phải nhận thức việc lấn chiếm, mua bán, chuyển nhượng đất tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm là vi phạm pháp luật về đất đai.

Các quyết định về xử phạt hành chính, cưỡng chế những trường hợp lấn chiếm đất thời gian qua là thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai. Điều này thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định.

Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt thành lập từ năm 2009, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2021, tầm nhìn 2030.

Vì vậy, việc người dân kiến nghị hủy bỏ Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm là không đúng pháp luật, không có cơ sở. Những đòi hỏi khác của người dân liên quan đến Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Quảng Tâm cũng không có căn cứ, nên sẽ không được xem xét, xử lý.

UBND tỉnh giao lực lượng công an tiếp tục điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ, chứng cứ để xem xét, xử lý các trường hợp vi phạm theo pháp luật.

Theo ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức tính đến nay, huyện đã thành lập đoàn buộc khắc phục hậu quả 9 trường hợp thu hồi được 2,86ha, 3 trường hợp tự nguyện trả lại đất 4,5ha, tổng diện tích đất đã thu hồi được là 7,36ha. Toàn bộ diện tích đất được thu hồi đã được các ngành chức năng cắm cọc rào bảo vệ và bàn giao cho xã quản lý.

"Huyện đang tiếp tục tuyên truyền, vận động những trường hợp đang sinh sống, canh tác trên diện tích đất lấn chiếm tự nguyện trả lại đất. Những trường hợp không chấp hành, huyện sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật" - ông Phú khẳng định.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đồng Nai có gần 600 trường hợp lấn chiếm đất công, mới xử lý được 15 vụ

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Ngày 30.8, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tiến hành giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng trái phép giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai.

Đà Nẵng tìm cách thu hồi, cho thuê quỹ đất công hiệu quả

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành đề án “Quản lý và khai thác quỹ đất công do Trung tâm Phát triển Quỹ đất quản lý trên địa bàn thành phố” nhằm giải quyết triệt để những vướng mắc trong quản lý, khai thác quỹ đất công thời gian qua.

Doanh nghiệp bỏ bê dự án, đất sạch cụm công nghiệp biến thành... "đất tư"

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Năm 2012, UBND tỉnh Đắk Nông giao gần 35ha đất sạch cho doanh nghiệp làm dự án Cụm công nghiệp Quảng Tâm, ở huyện Tuy Đức. Thế nhưng, sau đó, chủ đầu tư đã bỏ bê dự án để người dân lấn chiếm gần hết đất đai, hình thành cụm dân cư tự phát. Hiện nay, địa phương đang thực hiện các biện pháp để khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.