Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh

Khánh Minh |

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 được các tổ chức quốc tế dự báo ở mức cao nhờ quá trình tăng tốc phục hồi kinh tế trong 6 tháng đầu năm.

Dự báo tăng trưởng GDP 7,5%

Chiều 8.8 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức buổi công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8.2022, đưa ra những dự báo về triển vọng ngắn hạn và trung hạn của nền kinh tế cũng như những nhận định về rủi ro nội tại và bên ngoài liên quan đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam - TTXVN đưa tin.

Báo cáo nhận định, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong 6 tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Vì vậy, theo WB, tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8%.

Báo cáo phân tích, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong quý IV/2021; 5,1% trong quý I/2022 và 7,7% trong quý II/2022, khi người tiêu dùng “thỏa mãn” những nhu cầu dồn nén trước đó và số lượt du khách quốc tế gia tăng.

Trước đó, VinaCapital - một trong những công ty quản lý đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam - cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 7,5% trong năm 2022. Việc công bố số liệu thống kê kinh tế tháng 7 mới đây không chỉ củng cố dự báo đó mà còn cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng đáng kinh ngạc 10% trong quý hiện tại, theo VinaCapital.

“Chúng tôi dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ít nhất 7,5% trong năm 2022 (và ít nhất 10% trong quý III) và chúng tôi tin rằng tăng trưởng thu nhập sẽ vượt 20% trong năm nay. Dự báo này dựa trên kết quả kinh tế vững chắc của Việt Nam - trái ngược hoàn toàn với thị trường chứng khoán Mỹ, nơi mà kỳ vọng tăng trưởng thu nhập có vẻ cao không thực tế” - trang fibre2fashion dẫn thông cáo báo chí của VinaCapital cho biết.

Doanh số bán lẻ hằng năm của Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, điều này cho thấy rõ ràng rằng tiêu dùng nội địa ở Việt Nam đang là động lực tăng trưởng kinh tế chính của đất nước.

Trong nửa đầu năm nay, doanh số bán lẻ thực tế của Việt Nam (tức là đã loại trừ tác động của lạm phát) tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước; con số này đã tăng lên 11,9% trong 7 tháng đầu năm nay, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm trước mà VinaCapital đã dự báo trước đó cho năm 2022.

Trong khi nền kinh tế Mỹ chậm lại có khả năng sẽ kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, song tác động của sự suy giảm đó sẽ được bù đắp nhiều hơn bởi nền kinh tế trong nước mạnh mẽ của Việt Nam, công ty lưu ý.

Với tiêu đề "Phát triển kinh tế trên nền tảng vững chắc", báo Thế giới trẻ của Đức mới đây cũng nhận định Việt Nam dường như đã vượt qua những khó khăn của nền kinh tế thế giới do xung đột ở Ukraina gây ra. Bài báo dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, có tới 85% số doanh nghiệp được hỏi, bày tỏ lạc quan vào quý III năm nay.

Bài báo nhận định Việt Nam dường như đã vượt qua một cách tốt đẹp những khó khăn của nền kinh tế thế giới do xung đột ở Ukraina gây ra. GDP của Việt Nam trong quý II/2022 đã tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2021, tăng mạnh từ mức 5,05% của quý I/2022. Kết quả khả quan này chủ yếu nhờ vào xuất khẩu tăng mạnh. Trong tháng 6.2022, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021.

Cảnh báo rủi ro

Tuy nhiên, các tổ chức cũng đưa ra cảnh báo rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam. WB cho rằng, triển vọng tích cực nói trên vẫn phụ thuộc vào những rủi ro đang gia tăng, bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, cú sốc giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn hoặc các biến chủng COVID-19 mới tiếp tục xuất hiện. Bên cạnh đó còn có những thách thức trong nước, bao gồm thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát gia tăng và rủi ro cao hơn trong khu vực tài chính.

Trong bối cảnh quá trình phục hồi trong nước mới chỉ bắt đầu, triển vọng về nhu cầu trên toàn cầu đang yếu đi, rủi ro lạm phát gia tăng, báo cáo của WB khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần chủ động ứng phó.

Trước mắt, liên quan đến chính sách tài khóa, trọng tâm nên nhằm vào tập trung triển khai gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu nhằm giúp người nghèo và những người dễ tổn thương chống đỡ tác động của cú sốc giá nhiên liệu cũng như lạm phát gia tăng.

Trong khu vực tài chính, WB khuyến nghị cần theo dõi chặt chẽ và tăng cường công tác báo cáo và dự phòng nợ xấu đồng thời ban hành cơ chế xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ.

Cũng theo chuyên gia WB, nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực (khi lạm phát cơ bản tăng tốc và chỉ số giá tiêu dùng vượt quá mục tiêu 4% do Chính phủ đặt ra) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt chặt cung tiền.

Tờ Thế giới trẻ của Đức cũng cảnh báo, việc giá cả tăng lên có thể dẫn tới nguy cơ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng trong khi sản lượng thép giảm ở Trung Quốc đã khiến giá thép trong nước tăng mạnh. Giá xăng tăng cao (vốn khiến giá các vật liệu khác tăng theo) càng khiến tình hình "nóng" hơn và đẩy giá xây dựng lên cao...

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng lạc quan dù nhiều thách thức

Vũ Long (thực hiện) |

Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ với Lao Động những đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022.

"Chìa khóa" để kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng mức 6,7-6,9%

Vũ Long |

Xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương kỳ vọng GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,7-6,9%; lạm phát được kìm giữ.

Dấu ấn Techcombank trên hành trình phát triển kinh tế Việt Nam

Chris Wright [The Euromoney] |

Khoản vay hợp vốn với giá trị kỷ lục 1 tỷ USD vừa được Techcombank, một trong những ngân hàng nổi bật nhất tại Việt Nam huy động thành công, đã hé lộ nhiều điều về kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với nhà băng này cũng như đối với thị trường Việt Nam.

Hệ thống đường sắt Nga đóng góp cho phát triển kinh tế Việt Nam

Khánh Minh |

Hành lang vận tải đường sắt Nga-Việt tròn 5 tuổi, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng lạc quan dù nhiều thách thức

Vũ Long (thực hiện) |

Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ với Lao Động những đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022.

"Chìa khóa" để kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng mức 6,7-6,9%

Vũ Long |

Xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương kỳ vọng GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,7-6,9%; lạm phát được kìm giữ.

Dấu ấn Techcombank trên hành trình phát triển kinh tế Việt Nam

Chris Wright [The Euromoney] |

Khoản vay hợp vốn với giá trị kỷ lục 1 tỷ USD vừa được Techcombank, một trong những ngân hàng nổi bật nhất tại Việt Nam huy động thành công, đã hé lộ nhiều điều về kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với nhà băng này cũng như đối với thị trường Việt Nam.

Hệ thống đường sắt Nga đóng góp cho phát triển kinh tế Việt Nam

Khánh Minh |

Hành lang vận tải đường sắt Nga-Việt tròn 5 tuổi, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.