Loay hoay tìm đất cất nhà giữa lõi Khu bảo tồn Nà Hẩu

An Trịnh - Nguyễn Kiên |

Yên Bái - Cả xã Nà Hẩu nằm trọn trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (huyện Văn Yên) nên phần lớn diện tích thuộc đất rừng đặc dụng. Vì lẽ đó, thanh niên đến tuổi lập gia đình nhưng muốn tìm mảnh đất để ra ở riêng là điều vô cùng khó khăn.

Nằm giữa lõi rừng già

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt thành lập vào tháng 10.2006 với tổng diện tích tự nhiên là 16.950ha, nằm trên địa bàn 4 xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ Thượng (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái).

Nà Hẩu nằm cách xa trung tâm thị trấn Mậu A quãng đường 30km, qua dốc Ba Khuy, Nà Hẩu hiện ra với những mái nhà gỗ đan xen giữa màu xanh của núi rừng. Xã có 3 thôn bản lần lượt bám theo trục đường liên xã: Ba Khuy, Trung Tâm và Bản Tát.

Tìm đến nhà cụ Cư A Sung - một cao niên trong vùng - PV được nghe nhiều điều thú vị về gốc gác của những đồng bào người Mông đang sống tại Nà Hầu.

Theo cụ Sung, thời chiến tranh năm 1979, theo chỉ đạo của Nhà nước, gia đình cụ cùng hơn 100 hộ dân khác từ Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) về đây mở đất, trồng lúa làm nương.

"Đến năm 1986, xã Nà Hẩu được thành lập, năm 2006 mới có khu bảo tồn này, sinh sống nhiều năm dân số tăng lên, nhưng đất ở không được phép mở rộng nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn", cụ Sung chia sẻ.

Thiên nhiên Nà Hẩu.
Thiên nhiên Nà Hẩu.

Theo cụ Sung, các hộ dân nơi đây sinh sống trước khi khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập, đất rừng đặc dụng, đất sản xuất, đất ở cũng vì thế mà đan xen nhau. Thu nhập chính của đồng bào nơi đây chủ yếu tới từ cây quế, lúa, cây ngô... trồng rải rác trên các quả đồi.

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh bản Trung Tâm, anh Tráng A Chinh - một người dân địa phương - tâm sự: "Nhà ở đây chỉ thế này thôi, thấp vừa đầu người, làm bằng gỗ ván, lợp lá cọ chỉ ít nhà xây được nhà tường gạch".

Anh Chinh cũng cho biết, theo lời các cụ kể lại, trước đây khi chưa có đường lớn để kết nối với bên ngoài, đời sống người dân chỉ tự cung tự cấp. Nay, đường bêtông đã được làm, những mặt hàng xuất hiện nhiều hơn, hạt lúa, hạt ngô, vỏ quế... bà con làm ra đã thuận tiện mua bán, trao đổi.

Để tìm lối thoát nghèo cho người dân, những năm qua, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Các cấp chính quyền đã hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn phòng và thí điểm nuôi cá tầm. Bước đầu, mô hình đang mang lại những tín hiệu khả quan.

Toàn xã có gần 500 hộ dân với 2429 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Mông, thời gian gần đây việc người dân xây dựng nhà ở mới đã trở nên khó khăn hơn do quỹ đất ở chưa được điều chỉnh phù hợp.

Tuổi thơ của những em nhỏ nơi đây cũng chỉ quẩn quanh những ụ đất giữa bốn bề là núi rừng.
Tuổi thơ của những em nhỏ nơi đây cũng chỉ quẩn quanh những ụ đất giữa bốn bề núi rừng.

Với đặc thù địa lý như vậy, trẻ em ở Nà Hẩu cũng khác xa những bạn đồng trang lứa nơi thị thành. Sinh ra giữa rừng già, đồ chơi của các em có thể là cỏ cây ven đồi, chú chim đặt bẫy được hay thậm chí là ụ đất, cây chuối đổ trước nhà, cách xa hoàn toàn với điện thoại thông minh, hay những phần mềm, Internet...

Tuổi thơ là vậy, nhưng khi đến tuổi lập gia đình, những thách thức mới tiếp tục đến với họ. Vừa dẫn đường cho PV, anh Chinh tiếp tục phân trần: "Mình lấy vợ năm nay đã là năm thứ năm, 3 đứa con cũng đã lớn nhưng chưa thể ở riêng ra được vì đất làm nhà ít quá, nhà lại đông anh em nên cứ phải ở chung với nhau".

Trăn trở

Có nhiều gia đình, trên một mảnh đất ban đầu của bố mẹ, các anh chị em không có điều kiện mua đất, mua nhà nơi khác, đành chia năm xẻ bảy khu đất của bố mẹ ra dựng nhà trên đó mà ở.

Trao đổi với PV, ông Sùng A Sà - Phó Chủ tịch UBND xã Nà Hẩu, chia sẻ: "Xã cũng đã có những đề xuất, kiến nghị lên các cấp những mong mỏi của bà con hy vọng sẽ sớm có kết quả, lượng người phát triển nhưng đất ở thì không nên gây ra nhiều khó khăn".

Mong mỏi từng ngày của người dân Nà Hẩu là quỹ đất ở, và đất rừng đặc dụng được điều chỉnh phù hợp hơn.
Mong mỏi từng ngày của người dân Nà Hẩu là quỹ đất ở, và đất rừng đặc dụng được điều chỉnh phù hợp hơn.

Cũng theo vị Phó Chủ tịch này, việc thay đổi quy hoạch cũng là rất khó bởi Nà Hẩu nằm sâu trong lõi khu bảo tồn thiên nhiên.

"Đến viên đá, cái cây cũng không được tự ý mang ra khỏi rừng nên việc quy hoạch lại, tăng diện tích đất ở cho người dân sẽ không dễ dàng gì", ông Sà nói.

Nà Hẩu có hệ sinh thái rừng tự nhiên phong phú, đa dạng mang tính điển hình của vùng núi phía Bắc Việt Nam với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Một người phụ nữ người Mông đang cư trú trên địa bàn Nà Hẩu.
Một người phụ nữ dân tộc Mông đang cư trú trên địa bàn Nà Hẩu.

Đây cũng được coi là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, ưa thích sự mạo hiểm và muốn tìm hiểu, khám phá nét văn hóa truyền thống của đồng bào người Mông.

Tiềm năng là vậy nhưng cũng không ít thách thức đặt ra cho các hộ dân, một số hộ gia đình muốn xây dựng homestay nhưng cũng không dư giả gì quỹ đất, họ đành làm nơi kinh doanh trên chính đất ở của mình.

Nằm gọn lỏn giữa khu bảo tồn, những lợi ích thiên nhiên mang lại cho người dân Nà Hẩu khá nhiều, tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng, những phiên chợ không mặc cả (bán sản vật của rừng) độc đáo và hút khách du lịch. Thế nhưng làm thế nào cho hiệu quả cao, địa danh ngày thêm nổi tiếng đang gặp khó khăn khi quỹ đất ở cứ chật chội dần theo thời gian.

An Trịnh - Nguyễn Kiên
TIN LIÊN QUAN

Yên Bái: Giá đất tăng cao, người dân lo sốt ảo

An Trịnh |

Yên Bái - Một tháng trở lại đây, nhiều thông tin cho rằng giá đất tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đang tăng giá chóng mặt, người dân nên cẩn trọng bởi có thể là cơn sốt ảo, tránh để bản thân sập bẫy của những kẻ muốn thu lợi bất chính.

Học sinh cả nước góp 3.600 cây xanh cho khu bảo tồn thiên nhiên

Hà Thái |

3.600 bức tranh quy đổi tương ứng với 3.600 cây xanh đã được trồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hoá.

Dùng súng điện đánh bắt hải sản trái phép trong khu bảo tồn biển

Phương Linh |

Khánh Hòa - Mặc dù biết khu bảo tồn biển Hòn Mun không được phép đánh bắt hải sản nhưng các đối tượng đã cho ghe vào khu bảo tồn rồi dùng súng điện để đánh trộm.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.