Long trọng "Uống tiết kim kê, thề không tham nhũng" tại Hội Minh thề 2018

Tiến Nguyễn |

Ngày 1.3, UBND huyện Kiến Thụy tổ chức đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Minh thề” và lễ hội truyền thống đền chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên xuân Mậu Tuất 2018. 

​Hội Minh thề ở Hòa Liễu có từ thời Mạc, do Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn đề xướng với mục đích răn dạy người dân phải biết dùng của công vào việc công, việc chung của cộng đồng như tu sửa chùa chiền, hương nhang đền miếu, lập quỹ giúp đỡ người nghèo khó, cơ nhỡ và Minh thề được nhân dân tuân thủ, thực hiện truyền đời đến trước năm 1945.

 
Anh nông dân Nguyễn Văn Cường của làng Hòa Liễu đọc bản Minh thề 

Sau đó, do hoàn cảnh chiến tranh, miếu thờ Bản cảnh Thành hoàng (miếu Minh Thề) không còn nên Hội Minh thề bị mai một. Đến năm 1993, khi cụm di tích đền – chùa Hòa Liễu được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, nhân dân địa phương bắt tay vào việc phục dựng lễ hội truyền thống.

Năm 2001, Hội Minh thề chính thức được khôi phục tổ chức vào dịp lễ hội truyền thống đền – chùa Hòa Liễu trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng giêng, trên nền cốt của Hội Minh thề xưa.

 
Bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch trao chứng nhận di sản văn hóa phi  vật thể cho Hội Minh thề.

Hội Minh thề được tổ chức theo nghi lễ cổ truyền với các nghi thức “thiết linh triết địa” (cắm mũi dao bầu xuống tâm vòng tròn thiêng), đọc hịch văn, uống máu ăn thề.

Thông qua lễ hội, người dân làng Hòa Liễu bày tỏ sự biết ơn, tấm lòng tri ân đến các bản thổ Thành hoàng và Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, người có công với làng xã, xây dựng mở mang chùa chiền trong vùng.

 
Cắt tiết kim kê hòa rượu uống để thề.

Lễ hội được tổ chức hàng năm đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân, gửi gắm ước vọng no đủ, hạnh phúc trong cuộc sống. Từ hoạt động của lễ hội, Hội Minh thề góp phần giáo dục, định hướng nhân cách sống, phẩm chất đạo đức trung thực, chí công vô tư, kẻ làm quan không được tham ô, tham nhũng, lấy của công làm của riêng, người dân không tà tâm, trộm cắp, gia đình phải hòa thuận. Đặc biệt, Hội Minh thề làm cho con người tin tưởng vào pháp luật và lẽ công bằng.

 
Ông Phạm Phú Oanh  - Trưởng làng Hòa Liễu - thực hiện nghi thức "Triết linh thiết địa" - cắm dao vào tâm vòng tròn để thề.

Năm 2017, Hội Minh thề được Bộ VHTT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, khẳng định vị trí lịch sử của Hội Minh thề trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Tại Hội Minh thề năm 2018, bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL đã trao chứng nhận Hội Minh thề thôn Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, Kiến Thụy, Hải Phòng) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tại Hội Minh thề năm nay, ông Phạm Phú Oanh - Trưởng làng Hòa Liễu - thực hiện nghi thức "Triết linh thiết địa" - cắm dao vào tâm vòng tròn để thề. 

Sau khi lời tuyên thề kết thúc là nghi thức rước gà trống từ trong đền ra làm lễ. Gà trống được buộc dây đỏ để trên mâm đồng cổ được đưa ra thực hiện nghi thức cắt tiết hòa rượu. Rượu thề được trưởng thôn uống đầu tiên sau đó chuyền tay cho các chức vị vai vế khác trong thôn cùng uống.

Một số hình ảnh tại Hội Minh thề:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  

Tiến Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Trước giờ khai ấn, đền Trần dựng kín rào sắt, bố trí 16 camera giám sát

Trang Phú |

Để đảm bảo an ninh trật tự, BTC Lễ hội đền Trần 2018 đã bố trí 5 vòng bảo vệ 23 chốt thường trực, 16 camera giám sát cùng lực lượng cán bộ an ninh "ngầm" mặc thường phục...

Cử cảnh sát mặc thường phục ngăn chặn hiện tượng tranh cướp ấn đền Trần

Trang Phú |

Để hạn chế tình trạng tranh cướp ấn, mất trộm, ăn xin… tại lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định), Ban tổ chức đã lắp nhiều camera và cử cảnh sát mặc thường phục để kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn cho lễ hội.

Bạo lực tại hội cướp phết Hiền Quan: Mỹ tục hay hủ tục?

HẢI ĐĂNG |

“Đến hẹn lại lên”, vào dịp 12-13 tháng Giêng âm lịch, dư luận tiếp tục “dậy sóng” với những hình ảnh được cho là bạo lực, hỗn loạn tại hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ).

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.