Mùa xuân về trên bản Tà Số

Trần Trọng |

Sơn La - Vươn lên bằng chính bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc qua hoạt động du lịch cộng đồng, cuộc sống tại bản người Mông từng ngày được cải thiện, mang lại những mùa xuân sung túc, đủ đầy.

Những năm gần đây, bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) từ một nơi khó khăn bủa vây đến nay đã phát triển, khang trang hơn. Hình ảnh tại cổng làng là tảng đá dựng ngay đầu bản khắc dòng chữ “Tà Số kính chào quý khách”, vùng với những vườn mận, vườn đào hoa đua nở.

Vào tới bản, nhà nào cũng được đánh số, hai bên đường làng ngõ bản đều sạch đẹp, được trồng nhiều hoa. Từ người già tới trẻ em đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Theo ông Mùa A Khú (72 tuổi, bản Tà Số) kể lại, nơi đây được những người Mông hoa ở huyện Yên Châu (Sơn La) khám phá và di cư đến từ năm 1964. Thời điểm ấy, các hộ dân đầu tiên đến đây tránh bom đạn của chiến tranh và dựng nhà ở, ông cũng là người Trưởng bản đầu tiên.

Ông Khú trầm ngâm kể: “Khi đến đây, chúng tôi thấy cả vùng đất này rất nhiều cây ngải cứu và nhiều cây cối. Từ đó mọi người chắc chắn, cây cối sống được thì sẽ có mạch nước và trồng được lương thực, di chuyển đến đây sống. Bản được đặt tên là Tà Số, theo tiếng Mông là Ngải Cứu”.

Những con đường bê tông, ngôi nhà khang trang được xây dựng.
Những con đường bê tông, ngôi nhà khang trang được xây dựng.

Trước đây, người dân trồng nhiều cây thuốc phiện để thờ cúng và bán cho những người vùng dưới. Chính vì thế mà trong suốt một thời gian dài, thuốc phiện và cái nghèo, cái khổ luôn đeo bám dân bản.

Đến đầu thập niên 90, chính quyền địa phương cùng vị cao niên trong bản đã tiên phong phá bỏ cây thuốc phiện. Cả bản chung sức xóa bỏ cái nghiện, cái đói.

Chỉ sau 5 năm, cuộc sống ở Tà Số đã có nhiều thay đổi, cả bản không còn người nghiện. Người dân trong bản bảo nhau xuống vùng dưới học hỏi cách cây lương thực, rồi sau này là cây mận hậu. Đến nay, nhà nào cũng có vài hecta nương đồi.

Thời điểm ấy, đường đến bản phải vượt đồi, lội suối cực kỳ vất vả, người dân phải mất nhiều ngày đi bộ lên tỉnh xin cấp vật liệu phá núi mở đường lên bản, mới có đường đi.

Bánh giày giã thủ công là nét văn hóa truyền thống độc đáo.
Bánh giày giã thủ công là hoạt động độc đáo thường được diễn ra vào mùa xuân.

Đến năm 2019, nhà nước đã hỗ trợ xây dựng đường bê tông lên bản, từ đó bà con thuận lợi giao thương với địa phương khác nên đời sống kinh tế phát triển rõ rệt, bản Tà Số đã thoát nghèo.

Bản Tà Số có khí hậu lạnh hơn so với các bản vùng thấp từ 4 - 6 độ C, địa hình núi cao cùng với văn hóa đồng bào dân tộc Mông còn nguyên vẹn.

Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, cuối năm 2021, nhiều hộ gia đình đã cùng nhau quyết tâm đi học tập kinh nghiệm mô hình bản văn hóa, du lịch cộng đồng.

Anh Trần Nguyên Anh - du khách đến từ Thái Nguyên - chia sẻ: “Khi đến bản Tà Số, tôi coi đây như một chuyến khám phá bởi còn nhiều nét hoang sơ, mộc mạc. Sau khi tìm hiểu, tôi đã rủ bạn bè người thân đến đây, tất cả đều ưng ý khi được trải nghiệm”.

Nơi đây còn vẹn nguyên nét văn hóa, những sản phẩm thủ công.
Nơi đây còn vẹn nguyên nét văn hóa, những sản phẩm thủ công.

Theo số liệu thống kê của xã Chiềng Hắc, chỉ gần 1 năm trở lại đây, bản Tà Số đón hàng nghìn lượt khách đến trải nghiệm và lưu trú. Đời sống của bà con đã dần được cải thiện, thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình đã tăng lên, đạt 38 triệu đồng mỗi năm.

Đặc biệt trong mùa xuân, bản Tà Số có nhiều hoạt động trong ngày Tết người Mông và Tết Nguyên đán thu hút rất nhiều khách du lịch và người thích khám quá ghé thăm.

Ông Vì Văn Biên - Chủ tịch UBND xã Chiềng Hắc cho biết: “Địa phương sẽ cải tạo lại toàn bộ cảnh quan của bản, giữ lại những ngôi nhà cổ, khôi phục nghề rèn nông cụ, thêu thùa, dệt thổ cẩm truyền... Cùng với đó là việc bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng như múa khèn Mông, hát giao duyên, các trò chơi dân gian để phục vụ du khách”.

Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Mùa xuân của những người dân di cư tự do được trao quốc tịch Việt Nam

HƯNG THƠ - HẢI LÂM |

Quảng Trị - Mấy chục năm xâm cư trên đất Việt, hơn 100 hộ dân có Quốc tịch Lào được Chính phủ 2 nước Việt Nam – Lào đồng ý cho nhập Quốc tịch Việt Nam. Từ đó, họ được hưởng các chế độ chính sách, cuộc sống dần khấm khá...

Mùa xuân, hái lộc nhung trên đất biên viễn Hà Tĩnh

LÊ VĂN VỴ |

Khi trời đất nồng ấm, cây cối đâm chồi, nẩy lộc là lúc ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) rộ lên mùa thu hoạch nhung hươu. Nhân dân thường gọi đây là mùa lộc. Có phải hươu là động vật ăn lá ăn lộc hay vì mùa nhung là mùa mùa cây đâm chồi nảy lộc nên người ta gọi nhung hươu là lộc hươu?

Hành trình mùa xuân của nữ hoạ sĩ kí hoạ hơn 2.600 Mẹ Việt Nam anh hùng

VƯƠNG TRẦN |

Cho đến mùa xuân Quý Mão - 2023, hoạ sĩ Đặng Ái Việt đã hoàn thành ký hoạ xong 2.647 bức chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng và hành trình đó vẫn còn sẽ được tiếp tục bằng lòng đam mê và khát vọng tri ân, báo đáp.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Vướng mắc về quy định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí

PHẠM ĐÔNG |

Người đứng đầu không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, có trình độ lý luận chính trị cao cấp là những nội dung được một số cơ quan báo chí kiến nghị.

Nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội bỏ hoang

Đền Phú |

Hà Nội - Xây dựng chợ dân sinh mục đích làm giảm thiểu chợ cóc giúp cải thiện mỹ quan đô thị, tuy vậy, nhiều chợ dân sinh không được sử dụng, gây lãng phí.

Bí ẩn tài khoản tên "Colombia" của bà trùm ma túy Oanh "Hà"

Việt Dũng |

Để vận chuyển hàng trăm kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam, Vũ Hoàng Oanh thuê người và dùng tài khoản mạng xã hội giao dịch.

Chiến lược giúp Hàn Quốc thắng Nobel Văn học và Oscar

Thùy Trang |

Chỉ trong vài năm qua, Hàn Quốc đã gặt hái nhiều thành tích mang tính lịch sử trong các lĩnh vực văn hóa từ phim ảnh, xuất bản, âm nhạc...

Mùa xuân của những người dân di cư tự do được trao quốc tịch Việt Nam

HƯNG THƠ - HẢI LÂM |

Quảng Trị - Mấy chục năm xâm cư trên đất Việt, hơn 100 hộ dân có Quốc tịch Lào được Chính phủ 2 nước Việt Nam – Lào đồng ý cho nhập Quốc tịch Việt Nam. Từ đó, họ được hưởng các chế độ chính sách, cuộc sống dần khấm khá...

Mùa xuân, hái lộc nhung trên đất biên viễn Hà Tĩnh

LÊ VĂN VỴ |

Khi trời đất nồng ấm, cây cối đâm chồi, nẩy lộc là lúc ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) rộ lên mùa thu hoạch nhung hươu. Nhân dân thường gọi đây là mùa lộc. Có phải hươu là động vật ăn lá ăn lộc hay vì mùa nhung là mùa mùa cây đâm chồi nảy lộc nên người ta gọi nhung hươu là lộc hươu?

Hành trình mùa xuân của nữ hoạ sĩ kí hoạ hơn 2.600 Mẹ Việt Nam anh hùng

VƯƠNG TRẦN |

Cho đến mùa xuân Quý Mão - 2023, hoạ sĩ Đặng Ái Việt đã hoàn thành ký hoạ xong 2.647 bức chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng và hành trình đó vẫn còn sẽ được tiếp tục bằng lòng đam mê và khát vọng tri ân, báo đáp.