Năm 2017: Ông trời "nổi giận", bão chồng lũ, thiệt hại nặng nề

Bích Hà |

Chưa bao giờ, chỉ trong vòng nửa năm, có 16 cơn bão xuất hiện trên Biển Đông. Nhiều cơn bão đã đổ bộ vào Việt Nam, gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản.

Lần đầu tiên xuất hiện 16 cơn bão 

Một đại diện của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Trước đây, thời kỳ mưa bão thường tập trung vào tháng 7, tháng 8, rơi rớt tới tháng 9, tháng 10, cùng lắm là tháng 11. Nhưng năm nay, tới tháng 12 vẫn có bão. Mà có tới tận 2 cơn. Điều này là chưa từng có trong lịch sử.

Theo dữ liệu Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thông thường, trên biển Đông chỉ có khoảng 10 - 11 cơn bão hoạt động mỗi năm.

Nhưng năm nay có tới 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) -  lịch sử khí tượng chưa từng ghi nhận.

Vào năm 1964, ngành khí tượng ghi nhận có 16 cơn bão và ATNĐ hoạt động trong vùng biển Đông. Nhưng thời điểm đó, dự báo vẫn chưa phân biệt bão hay áp thấp, tất cả đều gọi chung là bão.

Và năm 2017, số trận bão và ATNĐ đổ bộ vào biển Đông đã phá những kỷ lục trước đó. Nhất là vào những ngày cuối tháng 12.2017, bất ngờ xuất hiện cơn bão Tembin - cơn bão số 16 có cường độ mạnh hoạt động trên biển Đông - điều mà lịch sử khí tượng chưa từng ghi nhận.

 
Người dân Cà Mau đi tránh bão 16. Ảnh: Hoài Thanh 

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, tháng 1, tháng 2.2018 vẫn có khả năng xuất hiện bão hoặc ATNĐ hoạt động trên khu vực phía Nam biển Đông. Ngoài ra, khả năng cao mùa bão năm 2018 sẽ bắt đầu sớm ở khu vực Bắc biển Đông.

Những điều bất thường này cho thấy Việt Nam đã và đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu.

2017 - thiên tai nặng nề, bão chồng bão, lũ chồng lũ

Năm 2017, các hiện tượng bão, lũ quét, lũ ống, mưa ngập, lũ do thủy điện mở cửa xả… đã ảnh hưởng hầu hết các tỉnh trong cả nước. Năm 2017 sắp qua đi, nhưng những dư âm, hậu quả của bão lũ để lại vẫn nặng nề, ám ảnh.

Trong 16 cơn bão, bão số 10 là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hà Tĩnh 30 năm qua. Với mức cảnh báo nguy hiểm cấp độ 4 (màu đỏ), bão đổ bộ vào Hà Tĩnh ngày 15.9 và quét qua 6 tỉnh miền Trung nước ta với sức gió 12 – 13 (km/giờ), giật trên cấp 15.

 
 Bãi biển Sầm Sơn tan hoang trong sóng dữ sau khi bão số 10 đổ bộ. Ảnh: Tiền Phong 
 
 
 
 
 Hình ảnh miền Trung tan hoang do bão số 10 gây ra. Ảnh: LĐO

Không chỉ Hà Tĩnh, mà cả miền Trung xác xơ vì sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão số 10. 

Đến ngày 4.11, bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) giật cấp 15 đã đổ bộ vào Khánh Hòa. Đây được đánh giá là một cơn bão có cường độ mạnh nhất đổ bộ vào Nha Trang từ trước đến nay, vượt qua các cơn bão lịch sử năm 1988, 1993, 2009. Dù đã có dự báo về cường độ mạnh của bão nhưng do bão số 12 đổ bộ vào khu vực ít xảy ra bão lũ, người dân và chính quyền cơ sở có phần chủ quan, chưa có kinh nghiệm ứng phó nên đã gây ra những hậu quả nặng nề.

 
 
 
Những hình ảnh tan hoang do bão số 12 gây ra. Ảnh: LĐO 

Chỉ vài giờ ngắn ngủi đi qua, bão đã khiến 106 người thiệt mạng, 25 người mất tích do mưa bão.

Trong khi các tỉnh miền Trung và miền Nam ảnh hưởng nặng nề do mưa bão thì các tỉnh phía bắc, những cơn lũ ống, lũ quét đã gây ra thiệt hại rất lớn.

 
Những hình ảnh mưa lũ ở phía bắc nước ta trong năm 2017.

Vào tháng 8.2017, cơn lũ ống từ ngọn nguồn dòng Kim Nọi cao gần 2.000m lao thẳng xuống thị trấn Mù Cang Chải, Yên Bái. Cũng trong đêm đó, Sơn La hứng chịu một trận lũ kinh hoàng tương tự từ đầu nguồn suối Nậm Păm đổ về thị trấn Mường La.

Cơn cuồng nộ của núi rừng chưa từng thấy suốt cả trăm năm qua đã gây thiệt hại về người và tài sản, để lại nỗi ám ảnh lớn trong người dân.

 
 Lũ ống, lũ quét liên tiếp xảy ra trong năm qua. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Yên Bái.

Tiếp tục hai tháng sau cũng tại Yên Bái, trận lũ quét đã tàn phá thị trấn Nghĩa Lộ. Cầu Thia sập, bên suối là những căn nhà bị phạt nham nhở, đồ đạc vật dụng bị cuốn theo dòng nước đục ngầu bùn đất. Cái tên phóng viên Đinh Hữu Dư trở thành nỗi đau của đồng nghiệp cả nước khi bỏ dở tất cả mọi sự nghiệp, vì bị cuốn đi trong lũ dữ.

Do biến đổi khí hậu, do tình trạng tàn phá rừng đã khiến những cơn lũ quét, lũ ống xuất hiện nhiều hơn, như những cơn “đại hồng thủy” đổ ập xuống bản làng.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Thở phào sau bão

NHẬT HỒ |

Cơn bão số 16 không đổ bộ vào miền Tây. Chính quyền và người dân thở phào nhẹ nhỏm. Trước khi cuộc sống trở lại bình thường, miền Tây đã có hơn 3 ngày “nín thở” trước cơn bão có đường đi dị thường này...

Phía sau cơn bão số 16

KHÁNH VŨ - TRẦN LƯU |

May mắn là cơn bão số 16 có tên quốc tế là Tembin đã không đi thẳng vào Nam Bộ như dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn. Dù đã có cảnh báo và so sánh với bão Linda 20 năm trước nhưng bão Tembin gần như không có thiệt hại.

Dự báo về bão số 16: Đến phút chót, bão đã diễn biến bất ngờ

Khánh Vũ |

Theo dự báo ban đầu của các chuyên gia Khí tượng thủy văn đưa ra, nếu giảm bớt cấp, bão Tembin sẽ ở cấp 10, giật cấp 11-12; nếu giữ nguyên cấp, bão Tembin ở cấp 12 giật cấp 13-14 - mạnh hơn cả bão Linda năm 1997. Thế nhưng, ngày 26.12, bão Tembin đã bất ngờ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.