Năm 2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines đạt 42.523 tỉ đồng

Minh Hạnh |

Ngày 29.12.2020, Vietnam Airlines đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020. Đại hội đã thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, đồng thời thông qua phương án kiện toàn Hội đồng quản trị theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.
Theo đó, Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với quy mô 8.000 tỉ đồng. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua. Với việc phát hành này, vốn chủ sở hữu của hãng sẽ ở mức 8.278 tỉ đồng (hết năm 2020) và 8.242 tỉ đồng (hết năm 2021). Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hết năm nay dự kiến ở mức 6,19 lần sẽ giảm xuống còn 5,22 lần (cuối năm 2021).Theo đó, Vietnam Airlines sẽ sử dụng 8.000 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu để thanh toán toàn bộ các khoản nợ quá hạn, bù đắp phần vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn tại các ngân hàng; tuyệt đối không dùng cho các hoạt động đầu tư, mua sắm hay các hoạt động không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.

Tính đến cuối tháng 12.2020, doanh thu hợp nhất năm 2020 của Tổng công ty ước đạt 42.523 tỉ đồng, trong đó công ty mẹ ước đạt 32.983 tỉ đồng, đều vượt so với kế hoạch, lần lượt là 1.937 tỉ đồng (4,8%) và 448 tỉ đồng (1,4%). Số lỗ hợp nhất dự kiến ở mức 14.445 tỉ đồng; trong đó số lỗ của Công ty Mẹ dự kiến ở mức hơn 12.000 tỉ đồng, giảm lỗ 2.420 tỉ đồng so với kế hoạch. Mức lỗ sẽ giảm thêm khoảng 2.858 tỉ đồng khi hoàn tất các thủ tục điều chỉnh khấu hao, phân bổ chi phí sửa chữa, bảo dưỡng theo chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.

Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 trong nước đã giúp thị trường hàng không và du lịch nội địa khôi phục nhanh chóng và ổn định. Trên cơ sở đó, Vietnam Airlines đã tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu tổ chức lại sản xuất phù hợp với quy mô thị trường bị thu hẹp; tiết kiệm, cắt giảm triệt để chi phí; tái cơ cấu và tổ chức lại lao động; giãn tiến độ thanh toán; dừng triển khai các danh mục đầu tư chưa cấp thiết; chủ động tìm kiếm và tận dụng mọi cơ hội để tăng doanh thu như đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa, phục hồi của thị trường hàng không trong nước…

Trong giai đoạn 2021-2025 tới đây, Vietnam Airlines sẽ tập trung khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Hãng hàng không Quốc gia cũng triển khai phương án tái cơ cấu tổng thể, bao gồm tái cơ cấu sở hữu vốn và tài chính; tái cơ cấu lại tài sản và các danh mục đầu tư; tái cơ cấu lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm tinh gọn, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp với các nghiệp vụ bán/bán và thuê lại (SLB) các tàu bay sở hữu; thoái một phần vốn hoặc toàn bộ vốn tại một số doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao nằm trong chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải hàng không… nhằm đạt mục tiêu gia tăng thu nhập, cải thiện dòng tiền, xóa lỗ lũy kế, tạo nguồn tiền đầu tư phát triển.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Vietnam Airlines Group cung ứng 2,4 triệu vé phục vụ Tết Tân Sửu 2021

Minh Hạnh |

Theo thông báo của Vietnam Airlines Group gồm: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, dịp Tết 3 hãng sẽ cung ứng khoảng 2,4 triệu chỗ ngồi phục vụ hành khách.

Nóng nhất 24h: Yêu cầu Vietnam Airlines kiểm điểm, làm rõ vi phạm

Thanh Chân - Tô Thế |

Tin tức Nóng nhất 24h: Yêu cầu Vietnam Airlines kiểm điểm, làm rõ vi phạm quy chế cách ly; Trưởng Ban quản lý chợ Kim Biên TPHCM bị đâm tử vong...

Yêu cầu Vietnam Airlines kiểm điểm về vi phạm quy chế cách ly

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản hỏa tốc yêu cầu Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) kiểm điểm rõ trách nhiệm vụ vi phạm quy chế cách ly. Đồng thời lập đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 của Vietnam Airlines.

Từ vụ tiếp viên Vietnam Airlines gây lây nhiễm COVID-19: Quản lý lỏng lẻo - thủ phạm khiến dịch bệnh lây ra cộng đồng

Văn Nguyễn - Anh Nhàn |

Các quy định không thống nhất trong quy trình cách ly tập trung, thời gian xét nghiệm cũng như việc quản lý lỏng lẻo người đang thuộc diện phải cách ly bắt buộc có thể tạo nên những kẽ hở gây lây lan dịch bệnh COVID-19 trong cộng đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Israel bị chỉ trích vì tấn công nhân viên Liên Hợp Quốc

Bùi Đức |

Israel nhận nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế sau cuộc tấn công ngày 11.10 tại miền nam Lebanon khiến hai nhân viên Liên Hợp Quốc bị thương.

TPHCM mở đường ven sông Sài Gòn giải cứu kẹt xe ở Bình Thạnh

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn dài 4km, từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu, được kỳ vọng giảm kẹt xe, tăng kết nối cho quận Bình Thạnh.

Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu

Bảo Chương |

TPHCM - Trong bức tranh chung về lợi nhuận quý III/2024 của các doanh nghiệp niêm yết, nhóm ngành bất động sản nhà ở được dự báo có tăng trưởng âm.

Vietnam Airlines Group cung ứng 2,4 triệu vé phục vụ Tết Tân Sửu 2021

Minh Hạnh |

Theo thông báo của Vietnam Airlines Group gồm: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, dịp Tết 3 hãng sẽ cung ứng khoảng 2,4 triệu chỗ ngồi phục vụ hành khách.

Nóng nhất 24h: Yêu cầu Vietnam Airlines kiểm điểm, làm rõ vi phạm

Thanh Chân - Tô Thế |

Tin tức Nóng nhất 24h: Yêu cầu Vietnam Airlines kiểm điểm, làm rõ vi phạm quy chế cách ly; Trưởng Ban quản lý chợ Kim Biên TPHCM bị đâm tử vong...

Yêu cầu Vietnam Airlines kiểm điểm về vi phạm quy chế cách ly

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản hỏa tốc yêu cầu Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) kiểm điểm rõ trách nhiệm vụ vi phạm quy chế cách ly. Đồng thời lập đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 của Vietnam Airlines.

Từ vụ tiếp viên Vietnam Airlines gây lây nhiễm COVID-19: Quản lý lỏng lẻo - thủ phạm khiến dịch bệnh lây ra cộng đồng

Văn Nguyễn - Anh Nhàn |

Các quy định không thống nhất trong quy trình cách ly tập trung, thời gian xét nghiệm cũng như việc quản lý lỏng lẻo người đang thuộc diện phải cách ly bắt buộc có thể tạo nên những kẽ hở gây lây lan dịch bệnh COVID-19 trong cộng đồng.