Nếu vẫn quyết tâm xây nhà hát 1.500 tỷ thì tự đi huy động vốn

Huân Cao |

HĐND TPHCM thông qua dự án xây dựng nhà hát giao hưởng với kinh phí 1.500 tỷ đồng đã vấp phải sự không đồng tình của nhiều người dân. Theo nhiều chuyên gia, nếu dân không ủng hộ, mà chính quyền vẫn quyết tâm xây thì không nên dùng ngân sách mà tự huy động vốn.
Địa điểm dự kiến xây nhà hát là khu đất dừa nước hoang vắng với cỏ mọc um tùm.
Địa điểm dự kiến xây nhà hát là khu đất dừa nước hoang vắng với cỏ mọc um tùm.

Dự án xây nhà hát được rót từ ngân sách TPHCM 100%

Trong tờ trình chủ trương đầu tư dự án Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch (HBSO) gửi HĐND TPHCM phê duyệt,  đơn vị thực hiện dự án là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình (Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM) đã báo cáo nguồn vốn để thẩm định là hơn 1.500 tỷ đồng, được rót từ ngân sách. 

Trong số 1.500 tỷ đề đầu tư được chia ra cho chi phí xây dựng gần 640 tỷ, chi phí thiết bị 630 tỷ, chi phí quản lý dự án 13 tỷ, chi phí tư vấn 30 tỷ, dự phòng phí 137 tỷ và chi phí khác 62 tỷ. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2018-2022 và được ngân sách rót 100%, không phải huy động bất kỳ nguồn vốn nào khác.

PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng là nhà nghiên cứu TPHCM. Ông từng giữ cương vị giáo sư Đại học Osaka Nhật Bản và hiệu trường trường Đại học quốc tế Hồng Bàng.
PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng là nhà nghiên cứu TPHCM. Ông từng giữ cương vị giáo sư Đại học Osaka Nhật Bản và hiệu trường trường Đại học quốc tế Hồng Bàng.
Nếu bảo xây nhà hát là cần cho dân thì nên huy động sức dân

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Quốc tế Việt Nam phân tích, nếu cho rằng việc xây nhà hát này là cấp bách để phục vụ cho nhu cầu người dân và người dân đang rất cần thì chính quyền TPHCM nên huy động sức dân.

Theo đó, chính quyền nên kêu gọi sự đóng góp của người dân với một khoản tiền nhất định, đổi lại người dân sẽ được cấp một thẻ từ (giống thẻ ngân hàng) để vào xem hát. Số lần được vào xem sẽ tương xứng với số tiền đóng góp, đóng càng nhiều thì được xem nhiều lần.

Như vậy, ai cảm thấy nhà hát này là cần thiết và có nhu cầu đến xem thì đóng góp “cổ phần”, để sau này nhà hát đi vào hoạt động thì sẽ được hưởng thụ.

Ngược lại ai cảm thấy không có nhu cầu thì không phải đóng góp gì. Điều này, sẽ tạo ra được sự công bằng trong dân chúng, mặt khác ngân sách nhà nước không phải mất đi 1.500 tỷ đồng, số tiền này để làm những việc khác cấp thiết cho dân hơn.

Theo NSUT Kim Tử Long, cùng với nhà lớn TP thì nhà hát Bến Thành đủ đẳng cấp về âm thanh và ánh sáng để tổ chức các đêm nhạc lớn.
Theo NSUT Kim Tử Long, cùng với nhà lớn TP thì nhà hát Bến Thành đủ đẳng cấp về âm thanh và ánh sáng để tổ chức các chương trình lớn.

Có BOT giao thông, vậy tại sao không có BOT nhà hát?

Từng có thời gian dài làm giáo sự tại Đại học Osaka Nhật Bản, PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, phần lớn những công trình đầu tư bên Nhật đều thực hiện theo hướng xã hội hóa và tư nhân hóa trong đó có việc xây nhà hát.

Ông Hùng phân tích, nếu chính quyền vẫn quyết tâm xây nhà hát đến cùng thì có thể giao cho tư nhân làm vì đây vẫn thuộc phạm trù kinh tế, nếu thấy hiệu quả kinh tế thì các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tự bỏ vốn ra đầu tư trên tinh thần lời ăn lỗ chịu.

Doanh nghiệp được quyền khai thác nhà hát trong một thời gian nhất định, sau đó bàn giao lại cho Nhà nước. Làm được điều này, dân không phải mất tiền thuế xây nhà hát, chính quyền vẫn có được nhà hát như mong đợi và số tiền 1.500 tỷ đồng dành để đầu tư vào điện - đường - trường - trạm...

Nhà hát lớn Thành phố được xem là một trong những nhà hát đẳng cấp của quốc gia, nhưng vẫn chưa sáng đèn hằng đêm.
Nhà hát Lớn thành phố được xem là một trong những nhà hát đẳng cấp của quốc gia, nhưng vẫn chưa sáng đèn hằng đêm.

Không thu hút được tư nhân tham gia, thì đồng nghĩa chưa cần thiết

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu thì phân tích, bên cạnh yếu tố văn hóa, nghệ thuật thì công trình nhà hát còn có yếu tố kinh tế. Khi công trình đi vào hoạt động thì sẽ có phát sinh bán vé, cho các đoàn nghệ thuật thuê địa điểm để biểu diễn, cho tổ chức thuê để tổ chức sự kiện,…

Vì vậy, nếu không thu hút được tư nhân tham gia, thì điều này đồng nghĩa công trình chưa thực sự cần thiết cho dân chúng và chưa đem lại hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

 
 Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu không ủng hộ việc xây Nhà hát giao hưởng bằng ngân sách nhà nước.

"Xét về kinh tế - xã hội, một công trình nhà hát xây dựng, nhưng nếu không thú hút được dân đến xem, không sáng đèn hằng đêm, không thu hồi lại nguồn vốn đầu tư thì nên dừng lại để ưu tiên những công trình cần thiết nhất khác dân hơn", chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Nhà hát Giao hưởng 1.500 tỉ: Chủ tịch UBND TPHCM lên tiếng

M.Q |

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, là đầu tàu kinh tế cả nước, lâu nay TPHCM cũng đã đầu tư rất nhiều tiền vào hạ tầng giao thông cầu, đường, trường học, bệnh viện... nhưng về lĩnh vực văn hóa thì gần như không đáng kể. Việc đầu tư như vậy chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa.

"Tôi không cần nhà hát 1.500 tỷ, tôi cần giáo dục không còn cảnh 50 em một lớp"

A.T |

Nhiều độc giả cho rằng, 1.500 tỷ xây nhà hát là số tiền lớn, làm được rất nhiều việc. Trong bối cảnh TPHCM đang gặp nhiều vấn đề về ngân sách, việc sử dụng số tiền này cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Trước nhà hát 1.500 tỷ ở TPHCM, Hà Nội đã có cả loạt dự án nhà hát nghìn tỷ đắp chiếu vì bị giới chuyên môn phê phán không ra gì

P.D |

Nhiều năm qua, TP Hà Nội có nhiều dự án nhà hát với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ với nhiều kỳ vọng của người dân. Nhưng đến nay các dự án này vẫn chưa được triển khai.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Nhà hát Giao hưởng 1.500 tỉ: Chủ tịch UBND TPHCM lên tiếng

M.Q |

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, là đầu tàu kinh tế cả nước, lâu nay TPHCM cũng đã đầu tư rất nhiều tiền vào hạ tầng giao thông cầu, đường, trường học, bệnh viện... nhưng về lĩnh vực văn hóa thì gần như không đáng kể. Việc đầu tư như vậy chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa.

"Tôi không cần nhà hát 1.500 tỷ, tôi cần giáo dục không còn cảnh 50 em một lớp"

A.T |

Nhiều độc giả cho rằng, 1.500 tỷ xây nhà hát là số tiền lớn, làm được rất nhiều việc. Trong bối cảnh TPHCM đang gặp nhiều vấn đề về ngân sách, việc sử dụng số tiền này cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Trước nhà hát 1.500 tỷ ở TPHCM, Hà Nội đã có cả loạt dự án nhà hát nghìn tỷ đắp chiếu vì bị giới chuyên môn phê phán không ra gì

P.D |

Nhiều năm qua, TP Hà Nội có nhiều dự án nhà hát với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ với nhiều kỳ vọng của người dân. Nhưng đến nay các dự án này vẫn chưa được triển khai.