Ngư dân Hà Tĩnh neo đậu tàu thuyền, nông dân gặt lúa “chạy” bão Conson

TRẦN TUẤN |

Sáng nay (9.9), tàu thuyền của ngư dân Hà Tĩnh đã về neo đậu kín cảng cá để tránh trú bão Conson, trên các đồng ruộng, nông dân ra đồng chạy đua gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Ghi nhận của phóng viên Lao Động tại âu thuyền cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) đã có hàng trăm tàu, thuyền của địa phương và các tỉnh khác vào neo đậu tránh bão. Một số tàu vừa vào neo đậu, ngư dân khẩn trương giằng, néo để tránh va đập giữa các tàu.

Ngư dân đưa tàu vào neo đậu tránh bão ở cảng Cửa Sót. Ảnh: Trần Tuấn.
Ngư dân đưa tàu vào neo đậu tránh bão ở cảng Cửa Sót. Ảnh: Trần Tuấn.

“Tôi đưa thuyền vào tránh trú bão, không biết bão có vào không nhưng thuyền là tài sản lớn của gia đình, mình phải chủ động đưa vào neo đậu để an toàn tài sản” - anh Bùi Văn Định (38 tuổi, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) chia sẻ.

Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc Cảng cá Hà Tĩnh cho biết, tính đến sáng nay, có 344 tàu, thuyền vào tránh trú bão tại các cảng cá Cửa Sót, cảng Cửa Hội và cảng Cửa Nhượng.

Riêng cảng Cửa Sót, tính hiện đã có hơn 230 tàu vào neo đậu, trong đó chủ yếu là tàu của địa phương, tàu ngoại tỉnh chỉ có 23 chiếc.

Để đảm bảo phòng tránh bão, đồng thời phòng dịch COVID-19 với tàu ngoại tỉnh, Cảng cá và Biên phòng đã dùng đài vô tuyến tâm xa nhắc họ về quê luôn, trường hợp bất khả kháng phải vào khu neo đậu Cửa sót thì khi vào bắt buộc cách ly tại tàu và xét nghiệm nhanh mới cho vào neo đậu riêng ở khu vực tàu ngoại tỉnh.

Hàng trăm tàu cá đã neo đậu an toàn tại cảng cá Cửa Sót. Ảnh: TT.
Hàng trăm tàu cá đã neo đậu an toàn tại cảng cá Cửa Sót. Ảnh: TT.

Nếu xét nghiệm có vấn đề thì sử dụng phương án cách ly của tỉnh theo chỉ đạo của y tế và cử người trông giữ phương tiện tài sản cho họ.

Theo năm bắt thông tin đài vô tuyến thì cơ bản tàu ngoại tỉnh về quê hết. Còn số tàu ngoại tỉnh hiện nay đang ở cảng và khu neo đậu Cửa Sót là số tàu thường xuyên ở lại mấy tháng nay không về. Với số này, biên phòng, công an, địa phương bắt buộc họ ở trên tàu khi gió nhỏ. Trường hợp gió to có lệnh rời tàu của thì cho họ vào nhà điều hành của Cảng cách ly tạm thời.

Ghi nhận của phóng viên tại cánh đồng Con Kênh ở xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh, rất nhiều nông dân từ già, trẻ, gái trai đang ra đồng gặt lúa.

Do mưa lớn vài ngày nay, ruộng đã ngập sâu gần đến đầu gối, nông dân phải đưa thuyền nhỏ ra để gặt liềm, bỏ bông lúa vào thuyền kéo lên bờ.

“Vất vả lắm chú ơi, hôm trước nắng ráo có máy gặt liên hoàn thì lúa còn xanh, hôm nay bão lại sắp vào, mưa lớn nước ngập ruộng không có máy gặt nữa cũng phải gặt tay chạy bão thôi, giờ thì xanh nhà hơn già đồng, đua nhau gặt cả” - bà Chương Thị Nguyệt (70 tuổi, ở thôn Thượng, xã Đồng Môn) chia sẻ.

Bà Nguyệt đã 70 tuổi vẫn ra đồng gặt lúa “chạy” bão. Ảnh: Trần Tuấn.
Bà Nguyệt đã 70 tuổi vẫn ra đồng gặt lúa “chạy” bão. Ảnh: Trần Tuấn
Lúa ngập nước nên gặt rất vất vả. Ảnh: Trần Tuấn.
Lúa ngập nước nên gặt rất vất vả. Ảnh: Trần Tuấn

Ở bên kia đường, gia đình ông Nguyễn Xuân Trung (69 tuổi, ở thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn) cũng đang gặt lúa chạy bão. Ông Trung cho biết, gia đình còn hơn 5 sào lúa chưa gặt, nay bão sắp vào nên phải ra gặt tay để cứu lúa, nếu không sợ bão vào đổ ngã, ngập nước hư hỏng mất.

Phải dùng thuyền nhỏ để mang lúa vào bờ vì ruộng ngập sâu. Ảnh: Trần Tuấn.
Phải dùng thuyền nhỏ để mang lúa vào bờ vì ruộng ngập sâu. Ảnh: Trần Tuấn.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm này, tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được 83% trên tổng diện tích 44.500 ha lúa hè - thu. Để tránh thiệt hại do bão sắp đổ bộ, hiện chính quyền các địa phương đã chỉ đạo nông dân khẩn trương thu hoạch lúa để tránh thiệt hại do bão, lụt gây ra.

Ghi nhận của phóng viên, hiện nay, nhiều địa phương đã cho cắm biển cảnh báo khu vực dễ sạt lở, ngập lụt để khuyến cáo người dân thận trọng.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện clip đánh, đá trẻ tại nhà trẻ, công an vào cuộc

Phan Thành |

Bình Thuận - Từ hình ảnh bảo mẫu đánh bầm tím trẻ nhỏ và đoạn camera cảnh đánh, đá trẻ nhỏ tại nhà trẻ, công an vào cuộc làm rõ.

Sạt lở rình rập, nhiều người Yên Bái chưa thể về nhà

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu của cơn bão số 3, trên địa bàn thành phố Yên Bái xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão, gây mưa to khu vực nào?

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng đã cảnh báo tác động trên biển và trên đất liền của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão.

Hàng chục nhà dân ở Hà Nội nứt toác nghi do khai thác cát

Đền Phú - Trần Tuấn |

Hàng chục ngôi nhà ở xóm Bãi, thôn Vân Hội, xã Phong Vân (Ba Vì, Hà Nội) bị nứt toác nghi do ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát giáp ranh tỉnh Phú Thọ.

Tạm ngừng thanh tra, kiểm toán tại các địa phương

PHẠM ĐÔNG |

Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành tạm ngừng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão lũ.

Tuyên Quang chịu nhiều thiệt hại sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Vụ vỡ đập bùn thải ở huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn đã khiến lượng lớn chất thải tràn theo dòng suối về tỉnh Tuyên Quang, gây thiệt hại cho sản xuất, chăn nuôi.

Chủ tịch Yên Bái cảm ơn những “chàng hiệp sĩ” Quảng Bình

Bảo Nguyên |

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn vừa gửi thư cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của những “chàng hiệp sĩ” đến từ Quảng Bình.

Bảo tàng Quảng Ninh vỡ hơn 1.000m2 kính, mở cửa lại từ 1.10

Nguyễn Hùng |

Bảo tàng Quảng Ninh – “viên ngọc đen” bên bờ vịnh Hạ Long - vẫn trong quá trình khắc phục hậu quả bão số 3, dự kiến mở cửa trở lại từ 1.10.