Nhọc nhằn những chuyến hàng cuối năm của nữ cửu vạn Hà Nội

Phạm Đông - Lan Nhi |

Khi phần đông người dân cả nước đang chuẩn bị cho dịp nghỉ Tết Dương lịch thì tại chợ đầu mối Long Biên (TP.Hà Nội) nhiều nữ cửu vạn vẫn tất bật trên vai gồng gánh chuyến hàng mưu sinh.

Dưới tiết trời lạnh giá của miền Bắc những ngày cuối năm, nhiều nữ cửu vạn vẫn tất bật làm công việc của mình để mưu sinh.

Càng về khuya, khu chợ đầu mối Long Biên càng trở nên tấp nập.
Càng về khuya, khu chợ đầu mối Long Biên càng trở nên tấp nập.

Ở khu chợ đầu mối Long Biên, nơi tập trung khá đông người làm nghề tự do từ khắp nơi đổ mưu sinh.

Khoảng 21h30 mỗi ngày tại chợ đầu mối Long Biên, đây cũng là thời gian bắt đầu một ngày làm việc mới của các nữ cửu vạn.

Càng về khuya, khu chợ đầu mối này càng trở nên tấp nập. Từng đoàn xe tải lầm lũi tiến vào chở theo những sọt rau củ, hoa quả đầy ăm ắp. Chỉ trong chốc lát, toàn bộ hàng hóa đã được nhóm chị em làm cửu vạn tại chợ nhanh chóng “bao thầu”, gánh gồng về các kho hàng.

Nghề cửu vạn là một công việc vất vả, chủ yếu dựa vào sức lao động để mưu sinh.
Nghề cửu vạn là một công việc vất vả, chủ yếu dựa vào sức lao động để mưu sinh.

Nghề cửu vạn là một công việc vất vả, chủ yếu dựa vào sức lao động để mưu sinh. Đồ nghề của họ đơn giản chỉ là một chiếc kéo xe tay, đoạn dây thừng hay vài cái đòn gánh được đẽo bằng thân tre cứng cáp thì mới có thể chịu được sức nặng lên tới cả trăm kg mỗi ngày.

Làm cửu vạn tại chợ đầu mối Long Biên đã gần 4 năm, bà Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1970, Hà Nam) được coi là người thạo việc trong nghề. Bà Thanh cho biết, những ngày thường nhật thì cửu vạn tại đây ít việc hơn. Nhưng vào các dịp lễ Tết, mỗi đêm có từ 2 - 3 xe hàng về dồn dập nên các tiểu thương phải thuê thêm người bốc vác thì nữa mới kham nổi việc.

"Nghề cửu vạn, bốc vác hàng hóa cơ cực lắm, có khi phải kéo chuyến xe thật nặng thì mới có tiền lời, xứng đáng với công sức bỏ ra" - bà Thanh nói.

Bà Nguyễn Thị Thanh đã gắn bó với nghề cửu vạn đã được 4 năm.
Bà Nguyễn Thị Thanh đã gắn bó với nghề cửu vạn đã được 4 năm.

Nhiều chị em cửu vạn tâm sự, những người theo nghề này giỏi lắm cũng chỉ trụ được 5 hoặc 6 năm là phải bỏ nghề đi tìm việc khác. Vì chỉ sau vài năm làm công việc vất vả này, người nào cũng mắc bệnh về cột sống, xương khớp.

Hàng hóa nông sản chủ yếu trung chuyển từ miền Nam ra nên nhiệm vụ của các chị em cửu vạn là bốc vác, túc trực, vận chuyển các chuyến hàng từ chập tối đến rạng sáng để giao cho thương lái ở các tỉnh thành lân cận. Cố gắng hết sức, tiền công mỗi ngày những nữ cửu vạn này nhận về khoảng 300-350.000 đồng.

Cuối năm, hàng hóa đổ về khu chợ ngày càng nhiều, bà Hoàng Thị Lan (sinh năm 1960, tỉnh Thái Bình) vừa tranh thủ nghỉ ngơi vài tiếng ban ngày để ban đêm dồn sức gánh hàng một mạch tới rạng sáng.

Làm cật lực từ 21h30 đến tận 8h sáng ngày hôm sau, hôm nào năng suất nhất, bà Lan kéo được khoảng 30 chuyến xe chở hoa quả từ xe tải xuống chỗ buôn bán của các tiểu thương ở chợ.

Nhiều cửu vạn tranh thủ nghỉ ngơi khi chuyến hàng mới chưa đến.
Nhiều cửu vạn tranh thủ nghỉ ngơi khi chuyến hàng mới chưa đến.

Đối với bà Lan cũng như nhiều cửu vạn tại đây, dịp nghỉ lễ Tết là khoảng thời gian họ cố gắng làm thêm. Tuy chỉ kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày, nhưng cũng đủ để họ trang trải tiền ăn, tiền thuê nhà trọ, gửi chút ít về quê cho gia đình.

"Khi phố phường đã tràn ngập sắc hoa và không khí một năm mới đang cận kề, chúng tôi vẫn tất bật làm việc thâu đêm để chạy đua với thời gian, mong sao có thể lo cho gia đình một cái Tết tươm tất nhất" - bà Lan tâm sự.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đến thời điểm giữa tháng 12.2020, Trung tâm đã giới thiệu việc làm được cho 40.181 người, trong đó số lao động được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch lên đến 9.407 người. Đây là con số nói lên được hiệu quả của các phiên giao dịch cũng như nỗ lực chung trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn.

Tuy nhiên, với nhiều lao động phổ thông, không có tay nghề, không qua đào tạo,... việc tìm kiếm cơ hội việc làm là rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Phạm Đông - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Rét 11 độ, người lao động vẫn miệt mài mưu sinh

Minh Ánh - Tạ Quang |

Hà Nội chuyển rét từ đầu tuần, nhiệt độ thấp nhất phổ biến ở mức 11-14 độ C. Thế nhưng mặc cho cái rét thấu xương, nhiều người dân lao động vẫn đang cặm cụi mưu sinh trong tiết trời lạnh giá.

Hàng rong vất vả mưu sinh trong dịch COVID-19

Bảo Hân |

Những người phụ nữ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong vốn đã vất vả, nay lại càng thêm khó khăn khi xảy ra dịch COVID-19.

Người lao động đội mưa gió, rong ruổi khắp phố mưu sinh

Kiều Vân |

Hà Nội trong những ngày mưa nặng hạt liên tiếp, nhiều người lao động vẫn phải đội mưa gió mưu sinh.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Làm gì để đến năm 2030 Việt Nam tiêu thụ trên 1 triệu ôtô

Anh Tuấn |

Mức sở hữu xe bình quân đầu người năm 2023 là 63 xe/1.000 dân, Bộ Công Thương muốn năm 2030 có thể tiêu thụ được 1 - 1,1 triệu chiếc ôtô.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

Rét 11 độ, người lao động vẫn miệt mài mưu sinh

Minh Ánh - Tạ Quang |

Hà Nội chuyển rét từ đầu tuần, nhiệt độ thấp nhất phổ biến ở mức 11-14 độ C. Thế nhưng mặc cho cái rét thấu xương, nhiều người dân lao động vẫn đang cặm cụi mưu sinh trong tiết trời lạnh giá.

Hàng rong vất vả mưu sinh trong dịch COVID-19

Bảo Hân |

Những người phụ nữ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong vốn đã vất vả, nay lại càng thêm khó khăn khi xảy ra dịch COVID-19.

Người lao động đội mưa gió, rong ruổi khắp phố mưu sinh

Kiều Vân |

Hà Nội trong những ngày mưa nặng hạt liên tiếp, nhiều người lao động vẫn phải đội mưa gió mưu sinh.