Những người phụ nữ khuyết tật tái chế vải vụn bảo vệ môi trường

Mai Hương |

Từ đống vải vụn bỏ đi, những người phụ nữ khuyết tật đã tạo ra nhiều vật dụng có ích, mang lại công việc, thu nhập cho bản thân và góp phần bảo vệ môi trường.

Tự tay vun đắp giá trị nhỏ

Gần 4 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) Đà Nẵng đã thực hiện nhiều chương trình về chăm sóc sức khỏe, đồng hành hỗ trợ cho hàng trăm người khuyết tật trên địa bàn thành phố có công việc, tạo điều kiện để họ tự tin hòa nhập cộng đồng.

Trong đó, dự án thu gom rác thải vải và may vá thành những sản phẩm handmade đã thu hút nhiều chị em phụ nữ khuyết tật tham gia.

Trong gian nhà nhỏ nằm trên đường Võ Trường Toản (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), khoảng 10 người phụ nữ luôn tay bận rộn phân loại vải, rồi may vá. Sự rộn ràng của họ đã tạo ra những thanh âm hạnh phúc khiến những người xung quanh cũng có thể dễ dàng cảm nhận được. Những phụ nữ này dường như đều chung niềm lạc quan khi tự tay vun đắp giá trị nhỏ.

 
Sau khi thu gom rác thải vải, nhóm cùng nhau phân loại và may vá thành sản phẩm mới. Ảnh: Mai Hương

Họ là những người phụ nữ khuyết tật đến từ nhiều nơi và gặp gỡ nhau tại Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng Đà Nẵng. Với nghị lực và niềm tin vào cuộc sống, họ đã bước qua những mặc cảm, trở ngại mà số phận mang đến để sống có ích hơn. Bằng việc thu gom, nhặt nhạnh những mảnh vải vụn vặt, họ đã may vá thành những chiếc túi, chiếc balo nhỏ xinh...

Trước đây, chị Phan Thị Hồng Nga (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) vốn là một người thợ may nên khi tham gia vào công việc thu gom vải thừa và may vá thành những sản phẩm có ích đối với chị không quá khó khăn. Cộng thêm với nhiệt huyết và mong muốn trở thành người sống có ích, chị đã miệt mài may vá và cho ra những sản phẩm đẹp mắt nhất.

 
Chị Phan Thị Hồng Nga cảm thấy hạnh phúc khi được tự tay làm ra những sản phẩm giá trị từ những mảnh vải vụn vặt. Ảnh: Mai Hương

"Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được tự tay làm ra những sản phẩm giá trị từ những mảnh vải vụn vặt. Đặc biệt, khi những sản phẩm của tôi cũng như những chị em phụ nữ khuyết tật được đón nhận. Tham gia tái chế, tôi thấy mình sống có ích hơn. Ngoài việc cho ra sản phẩm đa dạng còn góp phần chung tay bảo vệ môi trường" - chị Phan Thị Hồng Nga cho biết

Chị Nguyễn Thị Ly Na (Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) có hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả. Chị Ly Na từng có thời gian không dám bước ra bên ngoài do mặc cảm bản thân cũng như việc đi lại khó khăn.

Tuy nhiên, khi đến với Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng Đà Nẵng, chị được tham gia tái chế rác thải vải. Công việc này đã tăng thêm thu nhập cho chị Ly Na và giúp chị có thêm niềm tin hòa nhập cùng cộng đồng.

 
Công việc tái chế đã giúp chị Ly Na có thêm niềm tin hòa nhập cùng cộng đồng. Ảnh: Mai Hương

Tái chế vì cuộc sống hạnh phúc

Sản phẩm mà những người phụ nữ khuyết tật ở Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng Đà Nẵng làm ra tràn đầy tính nữ, niềm ân cần, dịu dàng, mềm mại có trong từng sản phẩm. Cầm trên tay một thành phẩm, người xem phải ngạc nhiên vì cách phối màu, từng đường may sắc sảo cũng như hình dáng mà chiếc túi mang lại.

Thành công lớn nhất của dự án thu gom tái chế rác thải vải của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng Đà Nẵng đến hiện tại có lẽ là ở niềm hạnh phúc của mỗi thành viên. Niềm hạnh phúc đó được thể hiện ngay ở nụ cười trên môi các cô, các chị khi cùng nhau thực hiện.

 
Những sản phẩm sau khi được hoàn thiện bởi đôi bàn tay của những người phụ nữ khuyết tật. Ảnh: Mai Hương

Ngoài ra, niềm hạnh phúc còn đến từ sự quan tâm, ủng hộ của mọi người khi sử dụng những sản phẩm tái chế này. Từ đó giúp các cô, các chị tự tin hòa nhập cộng đồng hơn.

Trao đổi với Lao Động, chị Mai Thị Dung - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng Đà Nẵng cho biết, việc thu gom vải vụn và may vá thành sản phẩm có giá trị xuất phát từ dự án "Tái chế vì cuộc sống hạnh phúc". Mục tiêu của dự án là giảm thiểu rác thải vải và lưới đánh cá đã qua sử dụng bằng cách tái chế thành vật phẩm có ích trong đời sống hằng ngày.

Căn nhà nhỏ ở đường Võ Trường Toản rộn ràng tiếng cười nói. Ảnh: Mai Hương
Căn nhà nhỏ ở đường Võ Trường Toản rộn ràng tiếng cười nói. Ảnh: Mai Hương

Công việc này đã giúp chị em khuyết tật ở miền Trung nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Bởi trước đó, họ thấy việc bảo vệ môi trường là công việc nặng nhọc vì họ không có khả năng tham gia. Tuy nhiên, sau khi tham gia "Tái chế vì cuộc sống hạnh phúc", bằng kỹ năng họ có thì họ nhận ra mình vẫn có thể tham gia bảo vệ môi trường.

"Công việc tái chế đã gắn kết các bên liên quan như các nhà thời trang trong và ngoài nước, các họa sĩ, các trường đại học để đưa sinh viên cùng tham gia. Tái chế rác thải là trách nhiệm của cộng đồng không chỉ riêng chị em phụ nữ khuyết tật.

Đối với nhóm, ngoài việc tăng thu nhập, họ còn tăng kỹ năng làm việc tập thể, mang lại niềm vui, giá trị mà ban đầu chương trình chưa bao giờ nghĩ tới" - chị Mai Thị Dung cho hay.

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill nguyendungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, hiện nay chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật được thực hiện như thế nào?

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Trạm yêu thương: Trái tim người mẹ khuyết tật

Thanh Hương |

Nhiều câu chuyện xúc động truyền cảm hứng cùng những khoảnh khắc ngập tràn hạnh phúc của người mẹ khuyết tật Kim Thị Huyền trong chương trình “Trạm yêu thương” với chủ đề “Trái tim người mẹ” sẽ phát sóng vào 10h ngày 1.4 trên VTV1.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tiếp xúc cử tri Ninh Thuận trước kỳ họp Quốc hội

Long Linh |

Ninh Thuận - Sáng 27.9, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.

Dự kiến thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa

KHÁNH AN |

Hà Nội - Quận Đống Đa dự kiến thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa để tạo không gian công cộng, xây dựng biểu tượng, làm quảng trường và trồng cây xanh.

Giá vàng tăng sốc tạo cột mốc lịch sử mới

Khương Duy (Theo Kitco) |

Đêm qua, thị trường kim loại quý ghi nhận bước ngoặt lớn khi giá vàng tương lai tăng vọt lên mức cao chưa từng có 2.700 USD/ounce.

Khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024

NGUYỄN ĐĂNG |

TPHCM - Sáng 27.9, lễ khai mạc “Giải Bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024” diễn ra tại sân vận động Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Lùm xùm đấu giá máy móc mía đường trị giá 37 tỉ ở Phú Yên

Hữu Long |

Một cuộc đấu giá tài sản ở Phú Yên hiện đang vấp phải đơn thư khiếu nại các nhà thầu tham dự, bởi các quy chế bị tố gây khó dễ, không khách quan.

Chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill nguyendungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, hiện nay chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh đối với người khuyết tật được thực hiện như thế nào?

Đà Nẵng: Giúp người khuyết tật thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống

Mai Hương |

Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng (Cormis) đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật tại TP Đà Nẵng thêm tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Trạm yêu thương: Trái tim người mẹ khuyết tật

Thanh Hương |

Nhiều câu chuyện xúc động truyền cảm hứng cùng những khoảnh khắc ngập tràn hạnh phúc của người mẹ khuyết tật Kim Thị Huyền trong chương trình “Trạm yêu thương” với chủ đề “Trái tim người mẹ” sẽ phát sóng vào 10h ngày 1.4 trên VTV1.