Quân y biên phòng "cắm bản" làm bà đỡ bất đắc dĩ

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Giữa trưa, đang ở nhà thì sản phụ Chuôi bị vỡ ối. Trạm y tế cách bản Pa Ling 15 cây số, đường núi trắc trở, nên người nhà chỉ biết đến kêu cứu quân y biên phòng. Trong tình thế khẩn cấp, quân y biên phòng trở thành người đỡ đẻ, sản phụ hạ sinh bé trai 3kg và đặt tên là Hồ Biên Cương.

Trạm quân dân y kết hợp của Đồn Biên phòng A Vao (Biên phòng Quảng Trị) được đặt ở trung tâm bản Pa Ling (xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) - nơi này cách trung tâm xã 15km với quãng đường quanh co trắc trở, vào mùa mưa thì bị cắt đứt bởi nước lũ, sạt lở đất.

Một chiến sĩ ở Đồn Biên phòng A Vao bị đau ruột thừa. Sau khi quân y cấp cứu ban đầu, Đồn Biên phòng A Vao huy động nhiều cán bộ chiến sĩ hỗ trợ đưa người bệnh ra trung tâm để cứu chữa. Vì đường bị sạt lở do trận mưa lũ năm 2020, nên việc di chuyển rất khó khăn.

Ở trạm, có 2 cán bộ biên phòng cắm chốt, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ ở đồn đóng quân cách đó khoảng 1km và gần 200 hộ dân người đồng bào thiểu số Pa Cô ở bản.

Theo phong tục của người đồng bào ở đây, đến lúc sinh đẻ, sản phụ sẽ ra cái chòi được người nhà làm sẵn, rồi sinh con ở đó. Vì vậy, rất hiếm hoi chuyện phụ nữ ở bản đến trạm quân y nhờ tư vấn các vấn đề về sinh sản. Nhưng kể từ khi thiếu tá Trần Minh Vũ – quân y ở Trạm quân dân y kết hợp Pa Ling đỡ đẻ cho người phụ nữ bị vỡ ối thành công thì nơi này trở thành địa điểm hay lui tới của các sản phụ.

Thiếu tá Vũ chăm sóc cho bé sơ sinh Hồ Biên Cương. Ảnh: T.Sơn.
Thiếu tá Vũ chăm sóc cho bé sơ sinh Hồ Biên Cương. Ảnh: T.Sơn.

Làm quân y ở trạm từ năm 2019, nhưng đến tháng 11.2022, thiếu tá Vũ lần đầu tiên nhận được đề nghị hỗ trợ một sản phụ sinh con. “Lúc đó là 12h trưa, đang ở trạm thì người dân hớt hải chạy đến báo cần hỗ trợ. Mình và thiếu tá Hoàng Kim Bắc rời trạm đến nhà dân thì mới biết sản phụ Hồ Thị Chuôi ở thôn Pa Ling bị vỡ ối, người ốm yếu” – thiếu tá Trần Minh Vũ, nhớ lại.

Thiếu tá Vũ học chuyên ngành y sĩ đa khoa, không có chuyên môn đỡ đẻ, người cùng trạm quân dân y với anh là thiếu tá Bắc cũng tương tự. Nhưng trước tình trạng sản phụ Chuôi bị vỡ ối, rất khó để di chuyển ra trạm y tế cách đó 15km bằng xe môtô, nên thiếu tá Vũ quyết định đỡ đẻ.

Quân y Đồn Biên phòng A Vao khám bệnh cho người dân ở Pa Ling. Ảnh: T.Sơn.
Quân y Đồn Biên phòng A Vao khám bệnh cho người dân ở Pa Ling. Ảnh: T.Sơn.

Sau khi đưa sản phụ về trạm quân dân y, thiếu tá Vũ tiến hành sơ cứu, hỗ trợ sức khỏe bằng truyền dịch, tiêm trợ tim, trợ sức cho sản phụ. Gần 3h sau, ca đỡ thành công, bé trai ra đời nặng 3kg. Mẹ tròn con vuông, gia đình biết ơn tấm lòng của bộ đội, nên nhờ thiếu tá Vũ đặt tên cho con là Hồ Biên Cương.

Sau vụ đỡ đẻ cho sản phụ Chuôi, Trạm quân dân y kết hợp Pa Ling được nhiều sản phụ ở bản tin tưởng, ghé đến nhờ hỗ trợ.

Ngày mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, trạm quân dân y lại đón một sản phụ ở bản trong tình trạng lên cơn đau dữ dội. Thấy tình hình kiểm soát được, thiếu tá Bắc đã đỡ đẻ thành công cho sản phụ. Bé gái sơ sinh cũng được gửi gắm cho bộ đội, đặt tên Hồ Biên Thùy.

Gần đây nhất, vào ngày 16.2, sản phụ Hồ Thị Lêm được gia đình đưa đến trạm quân dân y trong tình trạng sức khỏe yếu, tinh thần hoảng loạn. Thiếu tá Vũ trực tiếp tìm hiểu, mới hay biết sản phụ mang thai hơn 8 tháng, nhưng có dấu hiệu trở dạ.

Trạm quân dân y kết hợp Pa Ling trong làn sương mù buổi sáng. Ảnh: T.Sơn.
Trạm quân dân y kết hợp Pa Ling trong làn sương mù buổi sáng. Ảnh: T.Sơn.

Thời tiết hôm đó mưa nặng hạt, sương mù dày, tầm nhìn hạn chế, đường đi càng khó khăn, nên chỉ có cách cho sản phụ Lêm sinh ở trạm. “Trời lạnh, nhưng toát mồ hôi vì lo” – thiếu tá Vũ, nhớ lại.

Nhờ sự hỗ trợ của thiếu tá Vũ và thiếu tá Bắc, Lêm sinh hạ bé gái 2,6kg, được đặt tên là Hồ Thị Ngoan Ngoãn…

Đại úy Nguyễn Văn Chinh - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng A Vao cho biết, đóng quân trên địa bàn, cán bộ chiến sĩ ở đơn vị không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, mà còn giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân vùng biên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đối với bản Pa Ling, do xa trung tâm, nên quân y của đồn là chỗ dựa tin cậy trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu mỗi khi ốm đau, bệnh tật.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ của những em bé bị não úng thuỷ

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM – “Trong những năm qua, tôi đã tham gia phẫu thuật khoảng 500 cuộc mổ nên có nhiều cung bậc cảm xúc. Sự sống và cái chết đều xuất hiện mỗi ngày, khiến người làm y như tôi chưa một ngày nào dám ngừng suy nghĩ chiến đấu, giành giật lại sự sống cho các bệnh nhi đến với chúng tôi điều trị”, bác sĩ Lê Quang Mỹ - Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, chia sẻ.

Hiệu quả từ việc bác sĩ tuyến trên "cầm tay chỉ việc" cho tuyến dưới

Thùy Linh |

Những năm qua, thông qua các đề án như Đề án 1816; Đề án Bệnh viện vệ tinh..., các cơ sở y tế tuyến dưới đã được chuyển giao nhiều kỹ thuật y tế hiện đại, từ đó, không ít người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Đơn cử như ở tỉnh Lào Cai.

Đuối nước dưới dòng nước lũ, bé trai may mắn được quân y biên phòng cứu

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Khi đưa đến trạm xá của biên phòng, cháu bé đã bất tỉnh do đuối nước. Sau khoảng 20 phút sơ cứu, cháu bé qua cơn nguy kịch.

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Phá cửa xếp dập tắt đám cháy nhà dân ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Chiều 27.9, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cháy nhà dân ở phường Đông Hải 2 (quận Hải An).

Giao nhân sự làm Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Ông Vũ Nhữ Thăng được giao tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Kẻ dương tính ma túy gây tai nạn, bé 8 tháng tuổi mồ côi cha

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Vụ đối tượng dương tính ma túy lái xe ô tô tải gây tai nạn liên hoàn vào trưa 26.9 đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình các nạn nhân.

Bác sĩ của những em bé bị não úng thuỷ

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM – “Trong những năm qua, tôi đã tham gia phẫu thuật khoảng 500 cuộc mổ nên có nhiều cung bậc cảm xúc. Sự sống và cái chết đều xuất hiện mỗi ngày, khiến người làm y như tôi chưa một ngày nào dám ngừng suy nghĩ chiến đấu, giành giật lại sự sống cho các bệnh nhi đến với chúng tôi điều trị”, bác sĩ Lê Quang Mỹ - Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, chia sẻ.

Hiệu quả từ việc bác sĩ tuyến trên "cầm tay chỉ việc" cho tuyến dưới

Thùy Linh |

Những năm qua, thông qua các đề án như Đề án 1816; Đề án Bệnh viện vệ tinh..., các cơ sở y tế tuyến dưới đã được chuyển giao nhiều kỹ thuật y tế hiện đại, từ đó, không ít người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Đơn cử như ở tỉnh Lào Cai.

Đuối nước dưới dòng nước lũ, bé trai may mắn được quân y biên phòng cứu

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Khi đưa đến trạm xá của biên phòng, cháu bé đã bất tỉnh do đuối nước. Sau khoảng 20 phút sơ cứu, cháu bé qua cơn nguy kịch.