Rà soát, lên kế hoạch sửa chữa tổng thể cầu Long Biên

Minh Hạnh |

Trước tình trạng xuống cấp của cầu Long Biên (Hà Nội), một số ý kiến cho rằng, nên bỏ hoàn toàn cây cầu Long Biên, để xây một cây cầu mới. Tuy nhiên, các chuyên gia giao thông và các nhà khoa học lịch sử cho hay, cần đầu tư bảo tồn nâng cấp, đảm bảo mục tiêu sử dụng chứ không thể bỏ hoàn toàn.

Di sản vô cùng quý giá

Theo các chuyên gia, cầu Long Biên không chỉ có giá trị về mặt giao thông, kinh tế mà nó còn giá trị về thẩm mỹ và văn hoá. Nhưng hiện tại cầu Long Biên đang phải gánh chịu sự “quá sức” của mình.

Nhà Sử học Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Viêt Nam - cho biết, hơn 70 năm qua ông đã nhìn cây cầu và chứng kiến cây cầu qua nhiều thời khắc lịch sử.

Theo ông Dương Trung Quốc, nhiều năm chúng ta đã bảo vệ cây cầu như mạch máu thủ đô, là di sản hết sức quý giá, hằng ngày chúng ta vẫn nhìn thấy những người thợ sửa chữa, những đoàn tàu chạy an toàn. Nhưng rõ ràng, cầu Long Biên đang xuống cấp và chưa biết ứng xử lâu dài thế nào. Do đó, chúng ta cố gắng gìn giữ nó như một cây cầu đúng nghĩa là đảm bảo giao thông hai bên bờ sông. Nên tính toán phân luồng hợp lý để người dân hai bên đầu cầu đi lại phù hợp.

Theo ông Nguyễn Quốc Vượng - Giám đốc Công ty CP đường sắt Hà Hải - hiện cầu chỉ còn 13 nhịp dầm Pháp cũ, nhiều nhịp đã bị cắt ngắn so với nguyên bản. Năm 1972 cầu bị Mỹ đánh bom, do đó 6 nhịp cũ được thay bằng 17 dầm quân dụng và được sử dụng cho đến bây giờ.

Đại diện Bộ GTVT, Phó Vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng - ông Bùi Khắc Điệp - thông tin, sau khi xảy ra liên tiếp 2 sự cố trong tháng 5.2022, Bộ GTVT đã cho rà soát hư hỏng trên cầu và khẩn trương xử lý đồng thời giao cho Công ty Đường sắt Hà Hải rà soát tổng thể cây cầu, sau đó lên kế hoạch sửa chữa.

“Trước mắt, Bộ GTVT đã ưu tiên nguồn vốn để sửa chữa ngay cầu đường bộ phục vụ người dân” - ông Điệp cho hay.

Vẫn đảm bảo an toàn trong giới hạn cho phép

Liên quan đến việc cầu xuống cấp nhưng mỗi ngày vẫn có vài chuyến tàu chạy qua tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao, ông Bùi Khắc Điệp - Phó Vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng - cho biết, việc rung là do kết cấu thép, là chuyện bình thường trong giới hạn cho phép.

“Hiện chúng tôi đã giảm tốc độ qua cầu đối với các đoàn tàu” - cũng theo ông Điệp, các nhịp cầu đã bị phá hoại từ hồi chiến tranh, khi khắc phục chỉ làm được tạm thời. Vấn đề an toàn nằm trong giới hạn cho phép. Song về lâu dài cần giải pháp sửa chữa tổng thể, chứ không chắp vá.

Cũng theo ông Điệp, trước kia cầu Long Biên chỉ có đường sắt, sau nối thêm 2 cánh gà để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Giờ cầu chỉ cho phép xe thô sơ và xe máy đi qua. Tuy nhiên, người dân vẫn đi bộ vào trong cầu, tập trung số lượng lớn, nguy cơ mất an toàn cao. Hiện tại còn có cả trường hợp đi xe máy vào phần đường bộ hành, hiện cơ quan chức năng đã cắm biển cấm người đi bộ, xe thô sơ chở hàng nặng, xe ba gác, ôtô ở hai đầu cầu.

Là cơ quan quản lý hạ tầng giao thông của Hà Nội, ông Trần Đăng Hải - Trưởng phòng kết cấu hạ tầng (Sở GTVT Hà Nội) - khuyến cáo, nên nâng cao việc tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của cây cầu; tăng cường công tác tuần tra xử lý răn đe các trường hợp cố tình vi phạm. “Còn có ý kiến cho rằng, cầu xuống quá thì nên bỏ, song tôi nghĩ cầu này chắc chắn phải để chứ không thể bỏ đi được” - ông Trần Đăng Hải bày tỏ.

Theo ông Dương Trung Quốc, chức năng hiện nay vẫn là huyết mạch đường sắt.  Vì vậy, nên nhìn đó là mục tiêu chính, chứ không nên cấm người dân. Nhà nước nên có cái nhìn tổng thể, vừa là cầu di sản cần bảo tồn, vừa là cầu đáp ứng nhu cầu giao thông cho người dân hai bên.

“Phá đi thì dễ, chứ dựng lại mới khó, giá trị sẽ mất đi” nhà sử học nhấn mạnh.

Minh Hạnh 
TIN LIÊN QUAN

Yêu cầu khắc phục ngay hư hỏng cầu Long Biên

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn cầu Long Biên sau vụ sập tấm đan trên cầu vừa qua.

Cầu Long Biên: Một di sản kiến trúc - văn hoá

TS Nguyễn Hữu Mạnh - Khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN) |

Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” gắn bó với bao biến cố của lịch sử và nhiều sự kiện vẻ vang, đáng nhớ của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Có một điều ít người biết về cây cầu đó chính là việc nó đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới khi hoàn thành năm 1902. Sau hơn 100 năm, mang trong mình nhiều biến cố của lịch sử, cây cầu đang bị rơi vào quên lãng, đã đến lúc đối xử với cầu Long Biên như một di sản chứ không phải một cây cầu dùng để đi lại.

Xử phạt nghiêm các phương tiện bị cấm vẫn cố tình đi qua cầu Long Biên

Minh Hạnh |

Công ty cổ phần đường sắt Hà Hải vừa có công văn gửi tới Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội về việc đảm bảo an toàn giao thông trên cầu Long Biên.

Cận cảnh những lỗ thủng lớn, bé trên cầu Long Biên

Nguyễn Long |

Hà Nội - Trong sáng ngày 28.5, tại khu vực cầu Long Biên đã xuất hiện một lỗ thủng lớn, có chiều dài khoảng gần 1m khiến nhiều phương tiện đi lại qua đoạn cầu này không khỏi sợ hãi.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Yêu cầu khắc phục ngay hư hỏng cầu Long Biên

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn cầu Long Biên sau vụ sập tấm đan trên cầu vừa qua.

Cầu Long Biên: Một di sản kiến trúc - văn hoá

TS Nguyễn Hữu Mạnh - Khoa Lịch sử - Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN) |

Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” gắn bó với bao biến cố của lịch sử và nhiều sự kiện vẻ vang, đáng nhớ của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Có một điều ít người biết về cây cầu đó chính là việc nó đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới khi hoàn thành năm 1902. Sau hơn 100 năm, mang trong mình nhiều biến cố của lịch sử, cây cầu đang bị rơi vào quên lãng, đã đến lúc đối xử với cầu Long Biên như một di sản chứ không phải một cây cầu dùng để đi lại.

Xử phạt nghiêm các phương tiện bị cấm vẫn cố tình đi qua cầu Long Biên

Minh Hạnh |

Công ty cổ phần đường sắt Hà Hải vừa có công văn gửi tới Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội về việc đảm bảo an toàn giao thông trên cầu Long Biên.

Cận cảnh những lỗ thủng lớn, bé trên cầu Long Biên

Nguyễn Long |

Hà Nội - Trong sáng ngày 28.5, tại khu vực cầu Long Biên đã xuất hiện một lỗ thủng lớn, có chiều dài khoảng gần 1m khiến nhiều phương tiện đi lại qua đoạn cầu này không khỏi sợ hãi.