Sau sáp nhập thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tài sản công được xử lý ra sao?

Quỳnh Trang |

Theo lộ trình đến năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ hoàn thành việc sắp xếp đối với đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Theo đó, sẽ hoàn thành việc sáp nhập thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư.

Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ giúp cho bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sẽ phát sinh ra nhiều khó khăn vướng mắc, trong đó nổi lên là vấn đề quản lý, xử lý, sử dụng các tài sản công, trụ sở dôi dư sau sáp nhập.

s
Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ giúp cho bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sẽ phát sinh khó khăn trong việc quản lý, sử dụng các tài sản công, trụ sở dôi dư sau sáp nhập. Ảnh: Quỳnh Trang

“Sau khi thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập các ĐVHC, đặc biệt là đối với cấp xã, sẽ có nhiều cơ sở nhà đất dôi dư như: trụ sở UBND, nhà văn hóa, trạm y tế... Việc xử lý, bán đấu giá tài sản nhà, đất rất khó thực hiện để vừa đảm bảo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương” - lãnh đạo Sở Nội vụ cho hay.

“Sau khi sáp nhập, các địa phương tăng quy mô về diện tích tự nhiên và dân số, thuận lợi cho việc hoạch định các định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc sắp xếp các trụ sở, tài sản công cần sớm được khắc phục nhằm bảo đảm lộ trình sắp xếp đúng quy định, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn “hậu sáp nhập". Bên cạnh đó, cần có những phương án để tiếp tục tận dụng sử dụng các trụ sở dôi dư để tránh lãng phí" - vị lãnh đạo này chia sẻ thêm.

Căn cứ phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình sẽ rà soát, lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc UBND tỉnh quản lý.

Các cơ quan thuộc ngành dọc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có đơn vị trực thuộc trên địa bàn cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp thì lập danh sách và dự kiến phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công thuộc phạm vi quản lý.

Trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho UBND tỉnh để thực hiện sắp xếp, quản lý, sử dụng theo nhu cầu của địa phương.

Quỳnh Trang
TIN LIÊN QUAN

4 phường ở Hà Nam sáp nhập làm một

Thu Giang |

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, Hà Nam đang lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập phường Trần Hưng Đạo với phường Minh Khai, Lương Khánh Thiện, Hai Bà Trưng của TP Phủ Lý thành một đơn vị hành chính mới.

Sáp nhập Thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, cán bộ xã có bị ảnh hưởng?

Quỳnh Trang |

Theo lộ trình, đến năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ hoàn thành việc tiến hành hợp nhất TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí công nhận đơn vị hành chính mới sau sáp nhập là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

Hậu sáp nhập TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư, người dân vẫn còn nhiều băn khoăn

Quỳnh Trang |

Ninh Bình - Thời gian gần đây, người dân thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư đang rất quan tâm đến việc sáp nhập đơn vị hành chính mới với dự kiến lấy tên là thành phố Hoa Lư.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.

Shark Bình lên tiếng về khoản ủng hộ 500 triệu chưa được sao kê

Thùy Trang |

Shark Bình khẳng định, anh và gia đình đã ủng hộ số tiền 500 triệu đồng thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.