Sốc: 64 người tử vong vì bị nhiễm virus cúm gia cầm

Ngọc Linh |

Tại Hội nghị Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 và thống nhất Kế hoạch giai đoạn 2019–2025, số liệu cho thấy: Trong số 127 người mắc bệnh, đã có 64 (50,4%) không qua khỏi và tử vong vì mắc nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1.

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), bệnh cúm gia cầm (CGC) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng truyền lây giữa động vật và người; bệnh đã xuất hiện và gây thành dịch trầm trọng ở gia cầm tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới; làm nhiều người bị nhiễm, chết và có nguy cơ trở thành đại dịch ở người.

Bệnh CGC có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và an sinh xã hội; khi dịch bệnh phát sinh sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm; ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm gia cầm và sản phẩm gia cầm của Việt Nam sang các nước.

Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành cho biết: Trong giai đoạn 2014-2018, thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh CGC, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh CGC ở động vật; ngăn chặn thành công sự xâm nhiễm của virus cúm A/H7N9 vào Việt Nam; không có ca bệnh CGC trên người và không có người nhiễm virus cúm A/H7N9; đã xuất khẩu được sản phẩm gia cầm sang thị trường nước ngoài. 

Tuy nhiên, nguy cơ xâm nhiễm các chủng virus CGC vào Việt Nam là rất cao, nhất là tại các tỉnh giáp biên giới với các nước. Kết quả giám sát cũng cho thấy tỉ lệ lưu hành virus CGC típ A/H5N1 và A/H5N6 tương đối cao, trung bình khoảng 5%.

Tại Việt Nam, bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 lần đần đầu tiên được báo cáo xuất hiện trên gia cầm tại nước ta vào cuối năm 2003. Sau đó, Việt Nam là một trong những nước công bố dịch đầu tiên và bị thiệt hại nhiều nhất trên thế giới, với khoảng trên 45 triệu gia cầm bị tiêu hủy trong giai đoạn 2003 - 2006; từ đó đến nay, trung bình mỗi năm phải tiêu hủy hàng trăm nghìn con gia cầm. Đồng thời, từ năm 2004-2014, Việt Nam đã ghi nhận 127 người mắc bệnh, trong đó có 64 (50,4%) người chết vì mắc bệnh cúm A/H5N1.

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, ngay từ khi phát hiện dịch Cúm gia cầm vào cuối năm 2003, Bộ Chính trị, Chính phủ đã chỉ đạo toàn hệ thống chính trị cùng với ngành nông nghiệp và các địa phương triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh ở phạm vi toàn quốc. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NNPTNT xây dựng, ký ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Đến nay, nước ta đã khống chế thành công dịch bệnh Cúm gia cầm, không để dịch bùng phát ra diện rộng. Hiện tại dịch bệnh có tính chất địa phương và chỉ phát sinh rải rác với số gia cầm mắc bệnh, chết giảm dần qua các năm. 

Trên toàn thế giới, từ năm 2003 đến tháng 9.2018, hằng năm có hàng chục nước báo cáo có CGC và các nước buộc phải tiêu hủy hàng triệu con gia cầm mỗi năm; tổng cộng đã có 860 người nhiễm virus cúm A/H5N1 tại 16 quốc gia, trong đó có 454 (52,8%) người tử vong; ngoài ra, từ năm 2013 đến nay đã có 1.625 người nhiễm cúm A/H7N9, trong đó có 623 (38,3%) người chết, chủ yếu tại Trung Quốc.

Ngọc Linh
TIN LIÊN QUAN

Chủ động phòng dịch cúm gia cầm trước nguy cơ bùng phát dịp Tết Nguyên đán

K' Liệp |

Trước nguy cơ dịch bệnh diễn ra phức tạp khi thời tiết chuyển mùa, sự gia tăng sử dụng thực phẩm… làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, trong đó có các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người, sởi, ho gà, thủy đậu, các bệnh lây truyền qua thực phẩm…, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Bộ Y tế lo lắng cúm gia cầm tấn công Việt Nam

LH |

Các chủng virus cúm gia cầm có thể xâm nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm. 

Lo ngại virút cúm gia cầm độc lực cao thẩm lậu vào Việt Nam

L.V |

Theo Bộ Y tế, dịch cúm A (H7N9) gần đây có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc và đã chuyển sang độc lực cao. Bộ NNPTNT và Bộ Y tế lo ngại, khả năng virút nguy hiểm này thẩm lậu vào Việt Nam.

Chở chợ đến tận nhà người dân mùa nước lên ở Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Mùa nước về người dân Bạc Liêu dù đi lại khó khăn nhưng không vì thế mà cuộc sống đảo lộn.

Xe khách tông xe đầu kéo trên cao tốc, 1 tài xế tử vong, 12 hành khách cấp cứu

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe khách tông đuôi xe đầu kéo trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến tài xế xe khách tử vong, 12 hành khách đi bệnh viện.

Cận cảnh chung cư cũ, xuống cấp chờ được cải tạo ở TPHCM

Chân Phúc - Như Quỳnh |

TPHCM - Được xây dựng từ năm 1968, đến nay chung cư Ngô Gia Tự (Quận 10) đã xuống cấp, nhiều hạng mục bị hư hỏng nghiêm trọng.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Chủ động phòng dịch cúm gia cầm trước nguy cơ bùng phát dịp Tết Nguyên đán

K' Liệp |

Trước nguy cơ dịch bệnh diễn ra phức tạp khi thời tiết chuyển mùa, sự gia tăng sử dụng thực phẩm… làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, trong đó có các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người, sởi, ho gà, thủy đậu, các bệnh lây truyền qua thực phẩm…, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Bộ Y tế lo lắng cúm gia cầm tấn công Việt Nam

LH |

Các chủng virus cúm gia cầm có thể xâm nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm. 

Lo ngại virút cúm gia cầm độc lực cao thẩm lậu vào Việt Nam

L.V |

Theo Bộ Y tế, dịch cúm A (H7N9) gần đây có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc và đã chuyển sang độc lực cao. Bộ NNPTNT và Bộ Y tế lo ngại, khả năng virút nguy hiểm này thẩm lậu vào Việt Nam.