Tích hợp thẻ bảo hiểm vào căn cước công dân gắn chíp, lợi gì?

Phương Hà |

Từ ngày 1.7.2021, Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư chính thức được vận hành. Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam là đơn vị đầu tiên ngoài ngành Công an được lựa chọn để triển khai dịch vụ kết nối và xác thực dữ liệu từ CSDLQG về dân cư. Từ đó thẻ bảo hiểm sẽ tích hợp với căn cước công dân gắn chíp.

Theo BHXH Việt Nam, năm 2020, toàn ngành BHXH Việt Nam tiếp nhận và giải quyết 87 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (chưa kể khoảng 170 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh liên thông trên Hệ thống Giám định BHYT). Từ tháng 01.2021 đến nay cũng đã có 38,1 triệu hồ sơ giao dịch điện tử được tiếp nhận và giải quyết.

Thực hiện kết nối với CSDLQG về dân cư để xác thực thông tin công dân khi đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam và trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký, cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID. Tính đến hết ngày 19.6.2021, toàn quốc có 13.271.990 hồ sơ hợp lệ được duyệt, đạt 52,34% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đặc biệt, từ ngày 01.6.2021, BHXH Việt Nam phối hợp với ngành Y tế chính thức triển khai việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong khám chữa bệnh (KCB) trên toàn quốc. Theo đó, người dân khi đi KCB BHYT sẽ không cần phải mang theo thẻ BHYT giấy, thay vào đó có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Cách làm này đã giúp loại bỏ, đơn giản thủ tục KCB, đồng thời người dân cũng không cần phải lo lắng việc bảo quản thẻ BHYT, quên thẻ BHYT; tính bảo mật, an toàn dữ liệu thông tin KCB được đảm bảo.

BHXH Việt Nam đã chính thức triển khai việc xác thực thông tin công dân từ CSDLQG về dân cư khi công dân đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam và trên ứng dụng VssID của Ngành. Nhờ đó, người dân khi đăng ký giao dịch điện tử với BHXH Việt Nam càng thêm thuận tiện. Cụ thể, khi công dân sử dụng căn cước công dân (CCCD) để đăng ký tài khoản giao dịch điện tử: Hệ thống tự động đối chiếu, xác thực thông tin do công dân kê khai, thông tin trong cơ sở dữ liệu của BHXH Việt Nam đang quản lý (Họ tên, số CCCD, ngày sinh, giới tính) với thông tin được lưu trữ trong CSDLQG về dân cư. Bước xác thực trên giúp làm tăng tính chính xác của thông tin do được đối chiếu với thông tin gốc của người dân. Đồng thời, công dân không cần phải cập nhật ảnh CCCD đính kèm, cơ quan BHXH không phải lưu giữ ảnh CCCD, qua đó góp phần giảm nguy cơ lộ lọt thông tin, giấy tờ cá nhân.

Thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tập trung triển khai một số các nhiệm vụ, trong đó, đề xuất cho phép sử dụng CCCD có gắp chíp thay thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Các bệnh viện có thể đọc thông tin từ mã vạch QR code trên CCCD sau đó gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH và nhận được các thông tin do cơ quan BHXH Việt Nam quản lý và thực hiện việc khám chữa bệnh theo đúng quy định, giống như việc sử dụng thẻ BHYT giấy hoặc thẻ BHYT trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam trong khám chữa bệnh hiện nay.

Ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay của người dân trên thẻ CCCD gắn chíp vào việc chống lạm dụng quỹ BHXH, BHYT. Khi ứng dụng được công nghệ này, người dân không thể mượn thẻ của người khác để lạm dụng trục lợi quỹ BHXH, BHYT khi đi khám chữa bệnh hay khi hưởng các chế độ BHXH.

Phương Hà
TIN LIÊN QUAN

Làm gì khi thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chíp bị sai

Minh Phương |

Bạn đọc Bùi Quang Bình hỏi: Tôi làm căn cước công dân gắn chíp (CCCD) và đã nhận được thẻ, nhưng khi nhận thì thông tin trên CCCD có chỗ bị sai (không phải do tôi). Vậy tôi phải làm thế nào?

Chỉ mất 15.000 đồng khi chuyển CMND sang thẻ căn cước công dân

CAO NGUYÊN |

Người dân khi chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân chỉ mất phí 15.000 đồng.

Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp 2 tháng vẫn chưa được cấp, phải làm sao?

Minh Phương |

Bạn đọc Đức Tường hỏi: Tôi đã đi làm căn cước công dân gắn chíp (CCCD gắn chíp) 2 tháng rồi mà chưa thấy được cấp, tôi phải làm sao?

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.