“Tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc” nghiêm trọng đến mức nào?

Đức Thành- Thông Chí |

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có Quyết định về việc “công bố tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc bị thấm có nguy cơ gây mất an toàn đập”. Qua khảo sát thực tế của PV Lao Động về hiện trạng đập, suốt chiều dài 480m, xuất hiện 3 vùng thấm với mức độ thấm khác nhau.

Với các vùng thấm này, đại diện quản lý đập Núi Cốc khẳng định, đập chính vẫn đảm bảo an toàn, nguy cơ vỡ đập rất ít khả năng xảy ra.

Đại diện quản lý hồ Núi Cốc cho rằng, việc UBND tỉnh Thái Nguyên công bố tình trạng khẩn cấp với sự cố thấm nước để các ban ngành vào cuộc quyết liệt xử lý sự cố chứ không phải gây mất an toàn người dân vùng hạ lưu.

Xuất hiện 3 vùng thấm

Qua khảo sát thực tế của PV Lao Động về hiện trạng đập, suốt chiều dài 480m xuất hiện 3 vùng thấm với mức độ thấm khác nhau. Vùng thấm có mức độ nhẹ nhất là 10m2 (vùng thấm 1 - PV), tiếp đó là vùng thấm 40m2 (vùng thấm 2), nghiêm trọng nhất là vùng thấm 150m2 (vùng thấm 3).

Theo lời một cán bộ trực theo dõi tình hình của đập thì cả 3 vùng thấm đều nằm ở cao trình 38. Đánh giá chung về các vùng thấm, vết thấm có xu hướng nghiêm trọng dần từ vùng thấm 1 tới vùng thấm 3. Khoảng cách giữa các vùng thấm khoảng 50m - 200m. Nếu như ở vùng thấm 1, mức độ thấm được đánh giá thấp khi chỉ khiến mặt đập có hiện tượng ẩm ướt thì ở vùng thấm 2, hiện tượng thấm đã nặng hơn, tạo thành vệt nước dài theo độ dốc.

Ở vùng thấm này, vệt nước khá rõ ràng, đã tạo nên những vết rêu mốc có thể quan sát rõ bằng mắt thường. Nghiêm trọng nhất là vùng thấm 150m2, tại đây, hai tấm bêtông gia cố mặt đập đã được công nhân của Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên lật lên để xác định mức độ. Từ dấu vết này, dòng nước rỉ với cường độ nhỏ, nhưng liên tục nên tạo thành vũng với diện tích khoảng 1m2, sau đó nước tiếp tục chảy tràn xuống tận khu vực hạ lưu chân đập.

Ông Đỗ Huy Hoàng - Cụm trưởng Cụm đầu mối hồ Núi Cốc - cho biết, sau khi nhận thấy diễn biến mức độ thấm có chiều hướng xấu, ngày 6.6 cơ quan chức năng đã quyết định thuê đơn vị tư vấn tổ chức khoan lấy mẫu để đánh giá chất lượng đập. Cho tới nay, đã có tổng cộng 15 mũi khoan được thực hiện, trong đó có 3 mũi khoan quan trắc. Sau khi có kết quả xét nghiệm, đơn vị tư vấn sẽ báo cáo UBND tỉnh Thái Nguyên và đề xuất phương án xử lý cụ thể.

Công bố tình trạng khẩn cấp để tạo áp lực sửa chữa đập?

Ông Nguyễn Công Thịnh - GĐ Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên, đơn vị chủ đầu tư xử lý thấm nước đập chính hồ Núi Cốc - khẳng định, thực trạng thấm đã xảy ra nhiều năm nhưng các vết thấm ngày càng loang rộng ra. Đến ngày 1.6, Cty này đã có báo cáo khẩn cấp về hiện trạng công trình và đề nghị đầu tư sữa chữa. Ông Thịnh khẳng định, để khắc phục triệt để việc thấm nước ở đập chính cần phải qua 2 giai đoạn.

Trước mắt tới 20.8, cần khoảng 40 tỉ để khắc phục, và khoảng 20 tỉ đến 30 tỉ để tu bổ sau đó. Việc khắc phục này tập trung vào số công việc chính như, xử lý chống thấm thân đập, khoan đục để giảm lượng nước thấm, bóc một phần thân đập bằng cách bóc ra xây mới, và xây rãnh lọc. “Thời gian giai đoạn 1 khoảng 45 ngày từ 6.6, dự kiến 20.8 hồ có thể tích nước bình thường”, ông Thịnh nói.

Khi được hỏi về khả năng gây nguy hiểm trực tiếp ở thời điểm hiện tại, ông Thịnh cho biết, hiện nay mực nước hồ khoảng 40 triệu m3 nước, trong khi sức chứa lên tới 170 triệu m3 nước.

“Nói vậy để thấy nếu ở điều kiện bình thường đập chính vẫn đảm bảo an toàn. Phải khẳng định, giả thiết thời tiết thất thường, xảy ra mưa lớn, đập chính không đảm bảo an toàn thì việc vỡ đập cũng không xảy ra. Nếu nguy cấp nhất, đập chính mất an toàn, thì sẽ phá 1 trong 5 đập phụ trước để bảo đảm an toàn” , ông Thịnh nói.

Về việc đập chính chỉ đang trong tình trạng tu sửa, vẫn đảm bảo an toàn, người dân cũng không đứng trước nguy cơ sơ tán vì vỡ đập nhưng vì sao UBND tỉnh Thái Nguyên ban bố tình trạng khẩn cấp, ông Thịnh cho hay: UBND tỉnh Thái Nguyên công bố tình trạng khẩn cấp thể hiện trách nhiệm của UBND tỉnh trước dân. Việc công bố tình trạng khẩn cấp cũng là để các ngành thấy được thực trạng hiện tại để khẩn trương vào cuộc sữa chữa.

Trước câu trả lời này, Lao Động đặt ra câu hỏi, vậy nếu UBND tỉnh không công bố tình trạng khẩn cấp thì việc sửa chữa khắc phục thấm đập có được giải quyết rốt ráo? Ông Thịnh khẳng định, việc UBND tỉnh không công bố tình trạng khẩn cấp thì quy trình về sửa chữa, khắc phục thấm đập sẽ rất chậm.

Công trình đập hồ Núi Cốc được khởi công năm 1972, đến năm 1978 đi vào vận hành khai thác, đến năm 1982 chính thức hoàn thành. Theo ông Thịnh, bình thường tuổi thọ công trình đập lên tới 100 năm. Như vậy, công trình đập hồ Núi Cốc mới đi vào hoạt động chính thức được 35 năm đã xảy ra sự cố thấm nước đập chính. Việc thấm nước này đang được khắc phục, sửa chữa.

Ngày 20.5, trao đổi báo chí, về sự cố thân đập chính Hồ Núi Cốc đã đến mức phải công bố tình trạng khẩn cấp hay chưa, ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NNPTNT - nhận định: Hiện nay, quy định về việc công bố tình trạng khẩn cấp thì cần cần được làm rõ và ở một điều kiện nhất định. Tuy nhiên trong điều kiện thiên tai và biến đổi khí hậu như hiện nay, thì việc UBND tỉnh Thái Nguyên công bố một quyết định có tính chất nghiêm trọng để huy động các lực lượng tham gia xử lý sự cố này là cần thiết, ý thức từ các cơ quan đến người dân, đặc biệt là ở vùng hạ lưu nhằm chuẩn bị ứng phó.

Lập phương án sửa đập Hồ Núi Cốc

Thông tin đến Báo Lao Động, ông Ngô Xuân Hải - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên - cho biết: “Nguyên nhân gây nên sự cố ban đầu được xác định là: Hệ số thấm trong đất của nền đập đã vượt quá giới hạn cho phép; đống đá tiêu nước cũng bị hỏng. Giải pháp hiện nay là sửa chữa đống đá tiêu nước, bóc bỏ lớp lát mái hạ lưu. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những đề xuất ban đầu của đơn vị tư vấn. Hội đồng tư vấn khoa học sẽ có cuộc họp ngay sau khi có báo cáo đề xuất.

Ông Lê Văn Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập (Bộ NNPTNT) - cho biết: “Dự kiến trong tháng 6 sẽ lập xong các phương án sửa chữa khẩn cấp. Đầu tháng 7.2017 sẽ tổ chức thi công, xử lý. Tỉnh Thái Nguyên cũng luôn chủ động theo dõi, điều chỉnh mực nước ở mức hợp lý. Hiện nay mực nước đang ở mức thấp, chỉ mới 36% dung tích chứa”.  K.Vũ

Dưới đây là những hình ảnh Lao Động ghi nhận thực tế đập chính hồ núi Cốc:

Mái đập nơi xảy ra sự cố chiều dài 480m xuất hiện 3 vùng thấm với mức độ thấm khác nhau. Theo cán bộ kỹ thuật Cụm đầu mối hồ Núi Cốc (người trong ảnh), sự cố thấm nước đã được phát hiện trước đó nhiều năm, và hàng năm đã có tu bổ, sữa chữa.
Tại vùng thấm 1 có cắm biển "Cấm vào", tuy nhiên khảo sát thực tế tại đây vùng thấm này chỉ loang rộng 40 m2
Nghiêm trọng nhất là vùng 2, tại đây hiện tượng thấm đã nặng hơn, tạo thành vệt nước dài theo độ dốc. Ở vùng thấm này, vệt nước khá rõ ràng, đã tạo nên những vết rêu mốc có thể quan sát rõ bằng mắt thường
Trước hiện tượng thấm nước thân đập, ngay từ đầu tháng 6, đơn vị khảo sát đã vào cuộc. Trên thân đập nhiều dụng cụ như cọc khoan, thiết bị đo thấm được đơn vị tư vấn khảo sát trưng dụng
Công nhân tại công trường cho biết, từ đầu tháng 6 họ tiến hành khoan cọc để định lượng các vùng thấm. Cho tới nay, đã có tổng cộng 15 mũi khoan được thực hiện, trong đó có 3 mũi khoan quan trắc. Sau khi có kết quả xét nghiệm, đơn vị tư vấn sẽ báo cáo UBND tỉnh Thái Nguyên và đề xuất phương án xử lý cụ thể.

 

Đức Thành- Thông Chí
TIN LIÊN QUAN

Đầu tháng 7.2017 sẽ triển khai xử lý sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Thông tin đến Báo Lao Động, ông Ngô Xuân Hải – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên cho hay “Đập hiện nay vẫn hoạt động bình thường. Nhưng những hiện tượng thấm như đã nêu trên phải được khẩn trương sửa chữa, không để kéo dài"!

Hé lộ nguyên nhân ban đầu gây sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Với tổng dung tích hồ chứa tối đa lên đến 175 triệu m3, nếu không xử lý hiện tượng thấm nước và một số hiện tượng hư hỏng khác, nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đập chính tại hồ Núi Cốc sẽ dẫn đến hậu quả sẽ khôn lường, đe dọa đến hàng loạt địa bàn vùng hạ lưu là TP.Thái Nguyên, TP.Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình và một phần của tỉnh Bắc Giang…

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Đầu tháng 7.2017 sẽ triển khai xử lý sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Thông tin đến Báo Lao Động, ông Ngô Xuân Hải – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên cho hay “Đập hiện nay vẫn hoạt động bình thường. Nhưng những hiện tượng thấm như đã nêu trên phải được khẩn trương sửa chữa, không để kéo dài"!

Hé lộ nguyên nhân ban đầu gây sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Với tổng dung tích hồ chứa tối đa lên đến 175 triệu m3, nếu không xử lý hiện tượng thấm nước và một số hiện tượng hư hỏng khác, nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đập chính tại hồ Núi Cốc sẽ dẫn đến hậu quả sẽ khôn lường, đe dọa đến hàng loạt địa bàn vùng hạ lưu là TP.Thái Nguyên, TP.Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình và một phần của tỉnh Bắc Giang…