Từ vụ nữ sinh tự tử: Chuyên gia mách nước giúp trẻ nói "không với tự tử"

Phương Nhàn |

Liên quan đến vụ việc một bé gái (13 tuổi, TPHCM) tự tử vì bị mẹ xem điện thoại, PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục - Trường Đại học giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội đã có những chia sẻ về việc giúp con trẻ nói không với tự tử.

Theo đó, chuyên gia Thành Nam cho biết: "Tuổi dậy thì 11-13 tuổi thường đi kèm với những biến đổi tâm sinh lý lớn khiến các em trở nên quá nhạy cảm với việc bị đối xử thiếu tôn trọng từ gia đình, bạn bè.

Trong trường hợp bé gái 13 này cũng vậy, cá nhân muốn khẳng định bản thân nên sẽ có những hành vi bốc đồng không cân nhắc".

Ảnh minh hoạ: ST.
Ảnh minh hoạ: ST.

"Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu nguy cơ của lứa tuổi này có thể dẫn đến những hành vi dại dột. Bởi giai đoạn này, các em có thể thể hiện mình không cần bố mẹ, muốn tách ra khỏi bố mẹ; nhưng đây lại là thời gian mà các em cần sự quan tâm định hướng của bố mẹ nhất.

Ngoài ra, trước khi đưa ra những quyết định, trẻ sẽ có những biểu hiện. Trong những trường hợp như thế này, các biểu hiện của trầm cảm như mất hứng thú với mọi hoạt động; mất năng lượng và thu mình lại; thay đổi nhịp ăn ngủ - cần phải được quan tâm và chia sẻ kịp thời", ông Nam nói.

Ảnh: Hà Phương.
PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục - Trường ĐH giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Hà Phương.

Với sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh, con có thể bị bắt nạt; tấn công qua mạng nên không thể chỉ quản con trong tầm mắt mà cần phải biết con suy nghĩ và cảm nhận ra sao. Tất cả những dấu hiệu trừng phạt bản thân như tự đánh bản thân vì mình ngu ngốc; tự làm đau bằng việc cấu véo; gây bỏng; làm đứt tay chân sẽ phải có biện pháp theo dõi 24/24 và nhờ sự giúp đỡ chuyên nghiệp.

Cha mẹ cần quan tâm con cái đúng cách để tránh trẻ có cảm giác bị đối xử thiếu tôn trọng. "Cha mẹ cũng cần rất chú ý đến các câu nói, biểu hiện hành vi nguy cơ dẫn đến tự tử. Những câu nói như “chẳng còn quan trọng gì”, “thà chết đi còn hơn” hay những hành động thu xếp, trả ơn bố mẹ; cho đi những vật quý đều phải được nhìn nhận với con mắt thận trọng.

Nếu có dấu hiệu cần có biện pháp cách ly với những đồ vật có nguy cơ cao nhưng đồ sắc nhọn; dây thừng; nơi cao không có rào bảo vệ", chuyên gia Trần Thanh Nam chia sẻ.

Phương Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Nữ sinh nhảy lầu tự tử vì mẹ kiểm tra điện thoại: Thoát chết nhưng dập gan

Nhóm phóng viên |

Một nữ sinh (13 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh) nhảy lầu tự tử vì mẹ kiểm tra điện thoại. Rất may mắn em đã thoát chết, hiện đang điều trị trong tình trạng dập gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM).

Đà Nẵng: Phát hiện nhiễm lao, nữ bệnh nhân tự tử tại bệnh viện

Bảo Trung |

Một bệnh nhân nữ đang được điều trị tại một bệnh viện ở TP.Đà Nẵng đã bất ngờ nhảy trên lầu xuống đất, tử vong tại chỗ.

Buồn chuyện gia đình, nam sinh nhảy cầu tự tử

Thanh Chung |

Sau nhiều giờ tìm kiếm, lực lượng chức năng đã phát hiện thi thể nam sinh cách cầu Châu Ổ (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) khoảng 600m.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.