Vụ xin đất “tái định cư khẩn cấp” để rao bán ở Hà Tĩnh: Kiến nghị cấp thêm 16 lô đất

QUANG ĐẠI |

Diễn biến vụ chuyện “lạ” ở Hà Tĩnh lập dự án di dời dân khẩn cấp rồi rao bán đất nền, báo cáo của UBND thị xã Hồng Lĩnh cho thấy nhiều sai phạm trong việc thực hiện dự án, đồng thời đề xuất UBND tỉnh cấp đất cho 12 hộ dân thuộc khu vực ngoài đê La Giang đã có tên trong danh sách nhưng chưa được cấp đất.
Lập danh sách không đúng đối tượng

Sau khi báo Lao Động nêu về những bất cập, bức xúc từ dự án tái định cư khẩn cấp vùng Dăm Quan (phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh), các cơ quan chức năng của địa phương đã rà soát và có báo cáo cụ thể.

Theo đó, dự án được triển khai năm 2011, với mục đích di dời 66 hộ dân vùng thiên tai, về khu tái định cư rộng 2,68 ha, tổng mức đầu tư quyết toán gần 24 tỉ đồng (chủ yếu từ ngân sách Trung ương hỗ trợ). Năm 2012 - 2013 đã di dời, cấp 14 lô đất cho 14 hộ.

Nguyên nhân danh sách có 66 hộ nhưng chỉ cấp 44 lô đất, do quá trình lập danh sách không khảo sát, không phù hợp thực tế và sai đối tượng. Cụ thể: 15 hộ dân vùng ngoài đê giáp QL1A đã có nhà cửa kiên cố, không có nguy cơ thiên tai và không có nhu cầu di dời. 22 hộ dân ven sông Minh chỉ có 5 hộ có nhu cầu di dời. Trong số 29 hộ ngoài đê La Giang vùng Tuần Cầu, đã có 4 hộ có đất trong đê và vùng khác.

Như vậy, việc lập danh sách của chính quyền địa phương rất “ẩu”, 66 hộ thì có đến 36 hộ (54,5%) không đúng thực tế, không đúng đối tượng.

Mặc dù chưa có quyết định thu hồi đất, địa phương và doanh nghiệp đã "đuổi" dân ra khỏi nhà. Ảnh: QĐ

Kiến nghị cấp thêm 16 lô đất

Sau khi rà soát, UBND thị xã Hồng Lĩnh kiến nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh, xem xét cấp đất tái định cư cho 12 hộ gia đình khu vực ngoài đê La Giang (gần cống Trung Lương), đã có hộ khẩu riêng; cấp đất ở tái định cư cho 4 hộ ven bờ sông Minh. Các lô đất còn lại (36 lô), cho sử dụng vào mục đích cấp đất tái định cư cho các dự án khác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan xem xét kiến nghị của UBND thị xã Hồng Lĩnh, tham mưu phương án xử lý.

Nhận được tin này, nhiều hộ dân hết sức vui mừng, cảm ơn báo chí và các cơ quan chức năng đã vào cuộc, đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân.

Sai phạm nghiêm trọng, không ai chịu trách nhiệm?

Trong văn bản nói trên, UBND TX Hồng Lĩnh còn kiến nghị Sở NNN&PTNT phối hợp với UBND TX Hồng Lĩnh đánh giá hiện trạng mức độ ảnh hưởng thiên tai của 3 vùng đất có các hộ đưa vào danh sách lập dự án tại phường Trung Lương để có căn cứ thu hồi đất.

Theo đó, hiện nay UBND TX Hồng Lĩnh chưa thể thu hồi được đất của các hộ dân tại các khu vực đã di dời, do chưa có đánh giá của cơ quan chuyên môn về mức độ ảnh hưởng thiên tai.

Mặc dù chưa có quyết định thu hồi đất, nhưng chính quyền địa phương đã ra nhiều văn bản, buộc người dân tháo dỡ nhà cửa, chặt hạ cây cối để giao đất cho doanh nghiệp.

Chính quyền địa phương cũng đã ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê đất; doanh nghiệp đã đưa máy móc vào tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều lần đuổi người dân ra khỏi nhà của mình.

Hậu quả, cuộc sống người dân bị đảo lộn trong nhiều năm, có gia đình phải dỡ nhà cửa, trong đó có những công trình kiên cố, có giá trị lớn. Chính quyền địa phương và doanh nghiệp ngang nhiên đuổi người dân ra khỏi nhà của họ.

Được biết, hiện UBND TX Hồng Lĩnh đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng cho thuê đất trái phép tại khu vực nói trên. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống người dân chưa được khắc phục, bồi thường.

Mặc dù vậy, trong báo cáo của mình, UBND TX Hồng Lĩnh không đề cập trách nhiệm của tập thể, cá nhân sai phạm, cũng như biện pháp xử lý.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Quy trình “ngược” tại dự án Tái định cư khẩn cấp ở Hà Tĩnh

QUANG ĐẠI |

Lập danh sách 66 hộ cần “tái định cư khẩn cấp” rồi chỉ cấp 14 lô đất và rao bán đất nền, sau khi báo chí phản ánh, chính quyền địa phương tại thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) lại tiếp tục làm “quy trình ngược”.

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Địa phương và nhà thầu "lệch pha", dự án nâng cấp QL19 qua Bình Định ì ạch

Xuân Nhàn |

Hạn hoàn thành (31.10.2024) tới gần, gói thầu XL-01 Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19), đoạn qua huyện Tây Sơn, Bình Định vẫn ngổn ngang do thiếu tiếng nói chung giữa chính quyền địa phương và nhà thầu.

Quy trình “ngược” tại dự án Tái định cư khẩn cấp ở Hà Tĩnh

QUANG ĐẠI |

Lập danh sách 66 hộ cần “tái định cư khẩn cấp” rồi chỉ cấp 14 lô đất và rao bán đất nền, sau khi báo chí phản ánh, chính quyền địa phương tại thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) lại tiếp tục làm “quy trình ngược”.