Xâm hại tình dục trẻ em: Chuyên gia tâm lý ám ảnh thảm kịch “hổ dữ ăn thịt con”

LINH TRANG - HÀ PHƯƠNG |

“Nếu được lựa chọn lại, có lẽ, tôi không dám trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý cho những đứa trẻ là nạn nhân của xâm hại tình dục thêm một lần nữa. Những câu chuyện xót xa, những mảnh đời bi kịch và nỗi hận thù éo le... khiến chính tôi cũng có lúc khủng hoảng” – chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý chia sẻ.

Giật mình những cuộc gọi lúc nửa đêm

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em ngày 6.8, nhiều số liệu về xâm hại trẻ em được công bố: Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được phát hiện và giải quyết, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình chiếm tỉ lệ cao là 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm.

Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (C45) - cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 720 vụ, trong đó xâm hại tình dục trẻ em gồm 573 vụ, chiếm 79,5% tổng số vụ xâm hại trẻ em.

Sau mấy chục năm trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý, trong đó có 10 năm công tác tại đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (giờ là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111), chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý không nhớ nổi mình đã lắng nghe và tư vấn bao nhiêu trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục.

“Cái nghề này, điện thoại có thể rung lên bất cứ lúc nào” - chuyên gia Kim Quý nói. Đó có thể là cuộc gọi thảng thốt lúc nửa đêm của người mẹ tận mắt chứng kiến con gái lên giường với cha dượng ở tuổi 12, đó cũng có thể là cô sinh viên e ngại, sợ hãi khi nhắc về quãng thời gian 10 năm liền bị chính cha ruột xâm hại...

Người ta nói “hổ dữ không ăn thịt con” nhưng cái nghề này cho cô Kim Quý thấy vô vàn những kẻ “đội lốt” người thân để hại đời chính con mình, cháu mình. “Nhân tính đã bị dục vọng hoàn toàn vùi lấp” – bà Kim Quý nói. “Việc nỗi đau đeo bám nạn nhân đến hết cuộc đời không phải một, hai trường hợp lẻ tẻ. Sẽ chẳng ai đủ sức quên nó mãi mãi, chỉ là họ đối diện với nó ra sao...”.

7 năm “nô lệ tình dục”

“Cho đến khi trưởng thành, cô gái mới tìm đến gặp tôi trong tâm trạng hoảng loạn, bế tắc nhưng vẫn loanh quanh giấu diếm sự thật. Sự tủi nhục, sợ hãi ngăn cản em chia sẻ. Có lẽ đây là trường hợp tôi theo dõi lâu nhất, diễn biến phức tạp nhất...”, bà Quý cho hay.

Bà lặng người nhắc về câu chuyện: “Sự việc tàn nhẫn này chỉ có cô gái, ông bố và tôi biết. Mẹ đi buôn bán ở tỉnh khác, người bố ở nhà thường nhìn trộm đứa con tắm. Cho đến một ngày, dục vọng dâng lên, ông ta thèm khát lao vào ôm ấp rồi ép con quan hệ tình dục. Sự đã rồi, ông ta dọa nạt hoặc ngon ngọt dỗ con bằng tiền, bằng quần áo. Cô gái ấy ôm nỗi đau một mình, không dám hé răng nửa lời suốt tuổi thơ...".

Tôi chết lặng khi nghe em kể một cách vô hồn vì dường như nỗi đau đè nén cả nước mắt em. Tuổi thơ các bạn là những ngày hồn nhiên rong chơi, được cha mẹ chăm chút còn tuổi thơ của em là bi kịch. 7 năm đó em ê chề, tủi nhục, giấu diếm mẹ, gia đình và mọi người. Đã có lúc em tìm đến cái chết nhưng không đủ can đảm. Cho đến khi trở thành sinh viên đại học, ông ta mới tha cho em...”.

Chuyên gia Kim Qúy chia sẻ về nghề. Ảnh LT
Chuyên gia Kim Quý chia sẻ về những câu chuyện éo le từng gặp trong nghề. Ảnh: LT

Kể từ ngày bà Quý biết đến trường hợp này, cũng đã rất nhiều năm. Thế nhưng, sự vào cuộc của chuyên gia tâm lý không thể cứu vãn được người phụ nữ ấy. Ở tuổi gần 40 sau mười mấy năm điều trị, chị vẫn “giam mình” trong ký ức kinh hoàng đó. Đặc biệt, trong hai lần mang thai, chị bất ổn tâm lý: Gào thét, đập phá, cách ly đàn ông. 

Cô bé 12 tuổi “tranh chồng” với mẹ

Công việc này khiến bà Quý gặp đủ hoàn cảnh éo le trên đời.

Ngày H đến gặp Qúy, chị ta không bao giờ nghĩ: Một người phụ nữ xinh đẹp, thành đạt như mình lại có ngày rơi vào cảnh trớ trêu đến vậy. Cứ ngỡ sau một cuộc hôn nhân thất bại, ông trời đã thương chị và trao cho người chồng thứ hai hiền lành, hết lòng yêu vợ chiều con. Anh ta trở thành hậu phương vững chắc, chăm sóc gia đình, đặc biệt là con gái H để chị yên tâm kiếm tiền. 

Từ khi con chị 2 tuổi, chính cha dượng là người bế ẵm, tắm rửa, chăm sóc. Con bé lớn lên trong sự gần gũi, chiều chuộng hết mực của người cha này.

Thế rồi một ngày, chính mắt H chứng kiến người chồng định xâm hại tình dục con gái mình. Đứa con gái 12 tuổi phổng phao, xinh đẹp vẫn không hề hay biết ý đồ tội ác của dượng. 10 năm nay, bé gái coi việc bị cha dượng chạm vùng kín, ôm ấp, hay bắt em chạm vào dương vật của hắn như cách “thể hiện tình cảm” cha con.

 
 

“Non nớt, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng khiến cô bé không phân biệt được hành vi xâm hại với yêu thương. Trớ trêu hơn là cô bé lớn lên và nảy sinh tình cảm với dượng, thậm chí ghen tuông với mẹ mình” - chuyên gia Kim Quý kể. “Cho đến sau này suy nghĩ lại, chị ta mới biết con gái cố tình tìm cách ngăn bố mẹ ở gần nhau, gần gũi là vì... ghen.”

H ngay lập tức đưa con về nhà ngoại, tách khỏi người cha dượng bất nhân. Thế nhưng, chính bé gái không chấp nhận điều này, tìm mọi cách để được gặp cha dượng. Bé gái một mực tin tưởng dượng, luôn nghĩ đó là người tốt, yêu thương em nhất.

“Người lớn thường lầm tưởng, trẻ em có thể dễ quên nhưng thật ra không phải vậy, nhất là chuyện xảy ra ở tuổi các em đã có nhận thức” – Cô Kim Quý cho biết.

“Nhưng vì danh dự, người mẹ cũng không dám vạch trần tội ác người chồng này, chấp nhận như vậy vì họ còn có con chung. Chị ta chỉ thật sự được giải thoát, ly hôn khi hắn bị bắt vì xâm hại tình dục trẻ em – một đứa trẻ khác không phải con gái chị. Người làm tư vấn như tôi mong muốn đi tìm công lý cho nạn nhân nhưng người giám hộ - mẹ cháu không đồng ý!”.

Suốt 6 tháng, chuyên gia Kim Quý phải liên tục trị liệu cho bé gái. Cái đích quan trọng nhất là để bé nhìn thấy bộ mặt thật sự của người cha dượng, thay đổi quan điểm lệch lạc về “tình yêu” sau nhiều năm bị “nhồi nhét”. 

Chính chuyên gia tâm lý cũng cần tư vấn tâm lý

Số lượng trường hợp xâm hại tình dục trẻ em ngày càng nhiều. Tổng đài tư vấn và hỗ trợ trẻ em hay các chuyên gia tâm lý có thể phải tiếp nhận những ca thương tâm như vậy vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

“Bất cứ bạn tổng đài viên nào hay bản thân tôi cũng có lúc sốc khi nghe những cú điện thoại như thế. Là người phụ nữ, người mẹ, người bà thì không dễ kìm được sự xót xa, đau đớn. Tận cùng nỗi  đau đớn là khi: Kẻ xâm hại là người thân của các em!” – chuyên gia Kim Quý chia sẻ.

 
 

“Nhiều tổng đài viên rơi vào stress khi tiếp nhận quá nhiều ca ngoài sức tưởng tượng, diễn ra phức tạp và kéo dài như tôi đã kể. Tôi là người có nhiều kinh nghiệm hơn thì chính tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn, để các bạn thay vì xuôi chiều theo cảm xúc của nạn nhân phải tách ra để thấu cảm và tìm hướng giải quyết cho thân chủ.

Có những đêm tôi trăn trở, bế tắc vì xót xa, thương cảm, có phần bất lực. Tôi giận mình không thể giúp thân chủ hoàn toàn vượt qua nỗi đau, không thể giúp họ đưa sự thật ra ánh sáng, không có điều kiện giúp họ về vật chất... Khi đó, chính tôi lại phải tìm đến những chuyên gia khác để chia sẻ, để bản thân bình tâm. Công việc này, thật sự rất mệt mỏi, không hề đơn giản chút nào...”.

Trước tình trạng toàn quốc mới có 590/11.162 - khoảng 5% cấp xã bố trí người làm công tác trẻ em, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Chủ tịch UBND cấp xã bố trí ngay người làm công tác này trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý.

“Cần nghiên cứu, triển khai mô hình tổ chức, hoạt động của các nhóm chuyên trách bảo vệ trẻ em cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đứng đầu. Các mô hình này là cần thiết, coi là chuyện con nít thì làm sao chuyển biến được” - Thủ tướng nhấn mạnh.

LINH TRANG - HÀ PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam diễn biến như thế nào?

Ngô Phong |

Mỗi năm Việt Nam xảy ra 2.000 vụ bạo hành và xâm hại trẻ em, trong đó 1.500 vụ liên quan đến xâm hại tình dục.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Xâm hại tình dục trẻ em đang diễn biến rất phức tạp

Đặng Chung |

Liên quan đến các chất vấn với Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung về vấn đề bạo hành, xâm hại trẻ em, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu Bộ trưởng Công an Tô Lâm lên tiếng về vấn đề này.

Xâm hại tình dục trẻ em: 17 cơ quan bảo vệ trẻ em nhưng cần một "Nhạc trưởng"

Hữu Long |

Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang xảy ra với mức độ ngày một nghiêm trọng. Hiện cả nước có 17 cơ quan quản lý, bảo vệ quyền lợi trẻ em, tuy nhiên chúng ta cần một "Nhạc trưởng" chỉ huy cao nhất.

Trại lợn Rutech ở Lạng Sơn có biểu hiện coi thường pháp luật

An Trịnh - Khánh Linh |

Lạng Sơn - UBND huyện Đình Lập cho biết, dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng chủ trại lợn Rutech không hợp tác khắc phục, biểu hiện coi thường pháp luật.

Xe container lao vào nhà dân, tài xế chết tại chỗ

Minh Tâm |

TPHCM - Một xe container từ TPHCM về Bình Dương bất ngờ gây tai nạn rồi lao vào nhà dân (huyện Củ Chi), tài xế tử vong tại chỗ.

CEO-Cựu tiền vệ Triệu Quang Hà:Tôi không thể rời xa bầu Hiển

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của Lao Động, doanh nhân, CEO Triệu Quang Hà kể về mối quan hệ thân tình với bầu Hiển.

Đề nghị dời căng tin trường vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - TTYT huyện Kiên Hải thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm và đề nghị nhà trường xem xét di dời địa điểm bán căng tin của trường đến một khu vực khác.

Cháy cửa hàng điện máy ở An Giang, thiệt hại hơn 9 tỉ đồng

Tùng Linh |

An Giang - Cửa hàng Điện Máy Xanh (trên đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên) bị cháy, thiệt hại hơn 9 tỉ đồng.

Infographic: Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam diễn biến như thế nào?

Ngô Phong |

Mỗi năm Việt Nam xảy ra 2.000 vụ bạo hành và xâm hại trẻ em, trong đó 1.500 vụ liên quan đến xâm hại tình dục.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Xâm hại tình dục trẻ em đang diễn biến rất phức tạp

Đặng Chung |

Liên quan đến các chất vấn với Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung về vấn đề bạo hành, xâm hại trẻ em, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu Bộ trưởng Công an Tô Lâm lên tiếng về vấn đề này.

Xâm hại tình dục trẻ em: 17 cơ quan bảo vệ trẻ em nhưng cần một "Nhạc trưởng"

Hữu Long |

Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang xảy ra với mức độ ngày một nghiêm trọng. Hiện cả nước có 17 cơ quan quản lý, bảo vệ quyền lợi trẻ em, tuy nhiên chúng ta cần một "Nhạc trưởng" chỉ huy cao nhất.