Xích Tùng cổ 700 tuổi ở Yên Tử: "Chữa bệnh" 3 năm để tăng trăm năm tuổi thọ

Nguyễn Hùng |

Các nhà khoa học, chuyên gia lâm nghiệp tỉ mỉ “khám, chữa bệnh cho từng cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử, với hi vọng có thể kéo dài tuổi thọ cho rừng Xích Tùng cổ thêm cả trăm năm nữa. Quá trình "khám, chữa bệnh" dự kiến kéo dài khoảng  3 năm.

Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử đang phối hợp với Viện Nghiên cứu - Phát triển lâm nghiệp nhiệt đới “khám, chữa bệnh” cho 233 cây Xích Tùng cổ trên 700 tuổi trên núi Yên Tử. Đây là một phần quan trọng của Dự án “Chăm sóc, bảo tồn các cây Xích Tùng cổ tại Rừng quốc gia Yên Tử”.

Như Báo Lao Động đã phản ánh về việc rừng Xích Tùng cổ 700 tuổi trên Yên Tử chết dần chết mòn từ lâu do tuổi cao, lại bị sâu bệnh, thời tiết tấn công. Chỉ trong vòng vài năm gần đây, đã có khoảng 20 cây chết. Hàng trăm cây còn lại đều bị “bệnh” nặng, như mục rỗng thân, gốc, cụt ngọn… Hiện, trên Yên Tử chỉ còn 233 cây Xích Tùng cổ quý hiếm do người xưa trồng.

Các chuyên gia thảo luận phương án điều trị tại hiện trường. Ảnh: Nguyễn Hùng
Các chuyên gia thảo luận phương án điều trị cây Xích Tùng cổ tại hiện trường. Theo ông Lê Tiến Dũng – Trưởng Ban quản lý Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử – mỗi cây sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau, được các chuyên gia lâm nghiệp nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Ảnh: Nguyễn Hùng
Phun thuốc diệt và phòng trừ sâu hại cho cây. Ảnh: Nguyễn Hùng
Phun thuốc diệt và phòng trừ sâu hại cho cây. Ảnh: Nguyễn Hùng

Cắt, tỉa những cành sâu, mục nhằm ngăn chặn bệnh dịch lây lan tới những phần còn lại của cây. Ảnh: Nguyễn Hùng
Cắt, tỉa những cành sâu, mục nhằm ngăn chặn bệnh dịch lây lan tới những phần còn lại của cây. Ảnh: Nguyễn Hùng
Theo ông Dương Tiến Đức – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp nhiệt đới, trước mắt, sẽ xử lý các phần gốc, thân, cành bị mục ruỗng và xông thuốc đặc chủng để ngăn chặn sâu bọ, nước mưa tấn công. Nhiều cây vừa bị rỗng ruột vừa bị sâu bọ tấn công thân bên ngoài nên không thể dẫn chất dinh dưỡng lên trên để nuôi thân, cành. Vì thế, ngoài việc xử lý các vị trí bị tổn thương, sẽ phải truyền chất dinh dưỡng vào trong thân cây. Ảnh: Nguyễn Hùng
Theo ông Dương Tiến Đức – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp nhiệt đới, trước mắt, sẽ xử lý các phần gốc, thân, cành bị mục ruỗng và xông thuốc đặc chủng để ngăn chặn sâu bọ, nước mưa tấn công. Nhiều cây vừa bị rỗng ruột vừa bị sâu bọ tấn công thân bên ngoài nên không thể dẫn chất dinh dưỡng lên trên để nuôi thân, cành. Vì thế, ngoài việc xử lý các vị trí bị tổn thương, sẽ phải truyền chất dinh dưỡng vào trong thân cây. Ảnh: Nguyễn Hùng
Với khu vực Đường Tùng – con đường hành hương rợp bóng Xích Tùng cổ – sau lễ hội Yên Tử tới, sẽ tạm “đóng cửa” con đường này, khách lên Yên Tử đi bằng con đường bên cạnh, để triển khai các biện pháp chăm sóc bộ rễ trồi lên mặt đất của các “cụ” Xích Tùng. Ảnh: Nguyễn Hùng
Với khu vực Đường Tùng – con đường hành hương rợp bóng Xích Tùng cổ – sau lễ hội Yên Tử tới, sẽ tạm “đóng cửa” con đường này, khách lên Yên Tử đi bằng con đường bên cạnh, để triển khai các biện pháp chăm sóc bộ rễ trồi lên mặt đất của các “cụ” Xích Tùng. Ảnh: Nguyễn Hùng
Ngoài việc “chữa bệnh” cho rừng Xích Tùng cổ, Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử cũng bắt đầu cho nhân giống Xích Tùng tại vườm ươm nằm trong khu di tích. Ảnh: Nguyễn Hùng
Ngoài việc “chữa bệnh” cho rừng Xích Tùng cổ, Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử cũng bắt đầu cho nhân giống Xích Tùng tại vườm ươm nằm trong khu di tích. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thu gom hạt cây Xích Tùng cổ Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thu gom hạt cây Xích Tùng cổ Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng


Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Bắt đầu “khám - chữa bệnh” cho rừng Xích Tùng cổ Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Sáng 16.12, Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp nhiệt đới chính thức “khám - chữa bệnh” cho 233 cây Xích Tùng cổ hơn 700 tuổi trên núi Yên Tử. Đây là một phần quan trọng của Dự án “Chăm sóc, bảo tồn các cây Xích Tùng cổ” tại Rừng quốc gia Yên Tử.

Lượm hạt Xích Tùng cổ trên Yên Tử về nhân giống

Nguyễn Hùng |

Mùa này, có nơi trên Yên Tử, những hạt cây Xích Tùng cổ trên Yên Tử rơi phủ kín thảm cỏ, lối đi. Các nhân viên của Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (Quảng Ninh) bắt đầu vào rừng lượm từng hạt nhỏ li ti về ươm giống, để hy vọng có thể trồng thêm trên Yên Tử và đặc biệt là thay thế cho 233 cây Xích Tùng cổ còn sót lại sau này.

Chiêm ngưỡng rừng xích tùng hơn 700 tuổi giữa non thiêng Yên Tử

Nguyễn Hùng |

Được các bậc tiền nhân trồng không lâu sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử tu hành và lập ra Thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng, những cây xích tùng còn lại ở đây vì thế còn là những nhân chứng lịch sử đặc biệt quan trọng của núi thiêng Yên Tử.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.