Xóm “đầu trọc” ở Hà Nội lao đao vì thời tiết nắng nóng

Lan Nhi - Phạm Đông |

Mệt mỏi sau nhiều đợt truyền hóa chất liên miên, mái tóc chưa kịp mọc, chỉ còn một vài sợi trên đầu, cộng thêm cái nóng rát chính hạ khiến những cư dân thuộc xóm trọ “đầu trọc” (thôn Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) thêm mệt mỏi.

Tận thấy ở xóm “đầu trọc”

Về xóm trọ “đầu trọc” những ngày nắng nóng đầu tháng 6, chúng tôi thấy nhiều người đang gói ghém đồ đạc bị đồ đạc vào bệnh viện truyền hóa chất. Số còn lại thì đã chuẩn bị giấy tờ đi xạ trị trong viện khi trời tờ mờ sáng.

Trời nắng, những bệnh nhân bệnh viện K bước vội về khu nhà trọ nóng nực để tránh cái nắng như thiêu đốt ngoài đường. Những căn nhà cấp bốn lụp xụp, kê vừa đủ 12 chiếc giường đơn là chốn nghỉ tạm của những người bệnh xa nhà đang điều trị tại Bệnh viện ung thư K2 Tam Hiệp.

Xóm trọ vắng người vì phần lớn bệnh nhân đã vào viện điều trị từ sáng sớm.
Xóm trọ vắng người vì phần lớn bệnh nhân đã vào viện điều trị.

Dù đã bất hết công suất mấy chiếc quạt con cóc nhưng ngồi trong nhà trọ chừng độ 5 phút, mồ hôi của tất cả mọi người trong phòng vẫn thấm ướt cả áo đang mặc.

Thấy có người bước vào, bà Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1969, Hà Nam) vội bật thêm quạt để xua bớt đi bầu không khí ngột ngạt. Chồng mất sớm, đứa con gái của bà cũng bị tan máu bẩm sinh.

Bà Nguyễn Thị Hương (đội mũ, trùm khăn) tâm sự về hoàn cảnh của mình.
Bà Nguyễn Thị Hương tâm sự về hoàn cảnh của mình.

Mẹ ốm, con cũng ốm nên dù có bệnh trong người nhưng tuần nào bà Hương cũng tự bắt xe từ Hà Nam lên Hà Nội chữa bệnh rồi thuê trọ ở xóm này. Mỗi lần hỏi về mình, bà Hương chỉ xua tay, trả lời theo kiểu “nhát gừng” nhưng hai mắt lúc nào cũng sắp sửa trực trào, đẫm ướt.

“Những hôm truyền hóa chất về trong người lúc nào cũng nôn nao, đau ê ẩm, có khi cả ngày chẳng ăn được gì. Phần lớn những người thuê trọ ở đây đều là bệnh nhân ung thư.

Để che giấu cái đầu trọc, ai cũng chít một cái khăn hoặc người nào kỹ tính hơn thì đội thêm cái mũ, trùm bộ tóc giả để tự tin hơn mỗi khi ra ngoài. Lâu lâu chị em chúng tôi còn đùa nhau, trông mình chẳng khác gì như đang ở “thiếu lâm tự”" - bà Hương nói.

Khu nhà cấp bốn nóng nực vừa kê đủ 12 chiếc giường đơn là nơi sinh hoạt của người bệnh sau thời gian điều trị.
Khu nhà cấp bốn nóng nực có tới 12 chiếc giường.

Giúp nhau vượt qua lúc khó

Vừa trải qua đợt xạ trị để ức chế lại căn bệnh ung thư vòm họng và thực quản, đã khiến sức khỏe ông Trần Văn Năm (sinh năm 1968, Nam Trực, Nam Định) yếu đi nhiều. Với ông Năm mỗi ngày ông đều có hi vọng để giảm được gánh nặng cho vợ con và gia đình.

Sức khỏe ông Trần Văn Năm ngày một yếu đi do bệnh tật.
Sức khỏe ông Trần Văn Năm ngày một yếu đi do bệnh tật.

Ông Năm chia sẻ: “Ở đây mỗi người đều có một cảnh ngộ nhưng họ sống với nhau rất tình cảm. Mỗi lần xạ trị, truyền hóa chất tốn kém, người nhà tôi chưa kịp chuyển tiền lên, dù chẳng phải chốn thân tình gì nhưng anh em trong khu trọ luôn sẵn lòng gom góp cho mượn tạm một khoản phí để chữa bệnh trước.

Hay đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, chủ nhà trọ ở đây sẵn sàng miễn phí tiền điện nước, tiền nhà trong tháng...”

Dù cùng lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng nhiều người bệnh trong xóm trọ vẫn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Nhiều người bệnh trong xóm trọ thường hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Trao đổi với Lao Động, bà Lưu Thị Mậu (chủ nhà trọ, thôn Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: Đa số những người bệnh thuê trọ tại thôn Tựu Liệt, họ đều là những bệnh nhân đến từ các tỉnh thành như: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình... Để tiết kiệm chi phí, những người bệnh ở đây thường ở ghép với nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Theo bà Mậu, hiện gia đình bà đang cho khoảng 10 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện K2 Tam Hiệp thuê trọ với mức giá từ 20.000 - 30.000 đồng/ ngày. Với những trường hợp hoàn cảnh khó khăn, bà Mậu sẽ hỗ trợ và giúp đỡ một phần nào. Việc quản lí tạm trú, tạm vắng vẫn được chủ trọ ghi rõ ràng và báo cáo chính quyền địa phương theo đúng quy định.

Lan Nhi - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hơn 50% ca ung thư được phát hiện sớm: Hy vọng cho hàng trăm ngàn bệnh nhân ung thư

Thùy Linh |

Nhiều năm trước đây, tỉ lệ phát hiện sớm ung thư của Việt Nam chỉ ở mức 20-25%, đặc biệt với ung thư phổi, tỉ lệ phát hiện sớm dưới 10%. Tuy nhiên những thống kê gần đây tại Bệnh viện K và các cơ sở phòng chống ung thư cho thấy, tỉ lệ phát hiện sớm ung thư đã tăng lên 50%. Điều này mang lại hy vọng cho hàng trăm ngàn bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư hiện nay.

Bệnh viện Vinmec: Xạ trị ung thư chuẩn tới từng milimet

Nguyễn Tuấn |

Xạ trị là phương pháp được chỉ định trên 70% người bệnh ung thư. Để tiêu diệt các tế bào ác tính đồng thời giảm thiểu tác động đến các cơ quan khác, tia xạ chiếu vào khối u cần phải có cường độ và đường đi có mức chính xác cao nhất. Tại Việt Nam, Vinmec hiện là một trong những bệnh viện đầu tiên sử dụng hệ thống hồng ngoại tiên tiến nhất thế giới trong kỹ thuật cao cấp xạ trị.

Bỏ sớm 3 thói quen nuôi dưỡng tế bào ung thư

Minh Thảo (Theo Eatthis, Healthline) |

Ngoài yếu tố di truyền, lối sống sinh hoạt không lành mạnh, đặc biệt chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh ung thư. Vì vậy, muốn phòng tránh căn bệnh quái ác này nhất định phải từ bỏ những thói quen dưới đây càng sớm càng tốt.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.