Không nên dùng cả 2 chân khi nhấn ga, phanh với xe số tự động

Anh Tuấn |

Lái xe số tự động và nhấn ga hoặc phanh bằng cả 2 chân là hành động vừa gây hại cho xe, vừa gây nguy hiểm cho những người ngồi bên trong. Bởi khi sử dụng cả hai chân, tài xế sẽ rất dễ nhầm lẫn chân nào phanh, chân nào ga khi gặp tình huống nguy hiểm.

Vì sao vận hành xe số tự động bằng cả 2 chân gây nguy hiểm?

Thiết kế xe số tự động chỉ có hai bàn đạp phanh, ga và nhà sản xuất khuyến cáo tài xế chỉ sử dụng chân phải để đạp phanh và ga, chân trái nghỉ. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen chân trái phanh, chân phải ga. Đây là một sai lầm nên bỏ, bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Tăng áp lực cho chân

Tất cả các dòng xe hơi đều được thiết kế vị trí để chân giúp chân được nghỉ ngơi khi lái xe. Vị trí bàn để chân sẽ giúp một chân không làm việc ở tư thế thoải mái nhất nhằm hỗ trợ người lái giữ cơ thể chắc chắn trên ghế.

Tuy nhiên, nếu lái xe số tự động mà một chân đặt lên phanh và một chân đặt lên chân ga, thì phần chân đặt trên phanh thường phải để hờ khiến cơ thể không được giữ vững và không ổn định. Như vậy, chân sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn và rất nhanh mỏi nếu phải di chuyển trong thời gian dài.

Không kịp xử lý trong tình huống bất ngờ

Một vấn đề phổ biến và rất dễ gặp phải với những người lái xe số tự động mà một chân đặt lên phanh và một chân đặt lên chân ga chính là vô tình tăng tốc và không kịp xử lý các tình huống.

Khi gặp vật cản hoặc trong tình huống khẩn cấp người lái có thể bị bất ngờ và lúc này có thể vô tình đạp cả phanh lẫn ga khiến xe dừng lại một cách đột ngột. Việc xe bị dừng một cách đột ngột có thể gây ra nguy hiểm cho người lái và những người ngồi bên trong hoặc gây ra va chạm với các xe khác rất nguy hiểm.

Lái xe số tự động bằng 2 chân gây nguy hiểm. Ảnh: Anh Tuấn
Khi lái xe số tự động sử dụng cả 2 chân sẽ gây nguy hiểm. Ảnh: Anh Tuấn

Đau mỏi người, vẹo cột sống

Xét về thiết kế, bàn đạp xe số tự động nằm lệch về bên phải của chiếc xe, do đó sử dụng thêm cả chân trái để lái xe là sai tư thế. Những người thường xuyên sử dụng cả hai chân để lái xe số dễ gặp phải tình trạng đau mỏi người hoặc cong vẹo cột sống do lái xe sai tư thế.

Các kỹ thuật lái xe số tự động

Với những người mới bắt đầu làm quen với vô lăng các dòng xe số tự động là lựa chọn ưu tiên bởi sự tiện dụng, nhưng để đảm bảo an toàn người lái cần tìm hiểu về các kỹ thuật khi lái xe số tự động.

Thiết kế bàn đạp trên xe số tự động

Điều đầu tiên cần ghi nhớ khi sử dụng xe số tự động chính là tìm vị trí của chân ga và chân phanh. Hãy quan sát kỹ và ghi nhớ vị trí của chúng để tránh nhầm lẫn trong quá trình lái xe.

Với xe số tự động, phần chân phanh nằm bên trái, chân ga bên phải. Khi lái xe chỉ nên sử dụng chân phải để đạp phanh hoặc ga. Còn chân trái nên đặt vào bệ để chân chứ không dùng để lái xe. Hãy bỏ qua thói quen khi lái xe sử dụng cả hai chân như khi điều khiển xe số sàn trước đó.

Các ký hiệu trên hộp số tự động

Để việc lái xe được an toàn, người lái cũng cần tìm hiểu những ký hiệu trên hộp số tự động. Ghi nhớ những ký hiệu cơ bản trên cần số tự động này sẽ giúp việc điều khiển xe dễ dàng, thuận lợi và an toàn hơn.

Số D: Viết tắt từ DRIVE, tức là lái xe theo hướng phía trước

Số R: Viết tắt từ REVERSE, đây là lệnh chỉ dẫn người lái điều khiển xe theo hướng lùi.

Số N: Hay còn được gọi là MO và được sử dụng khi xe dừng đèn đỏ, ngã tư. Khi chuyển cần số cần đảm bảo giữ chân phanh để tránh xe bị lùi sau hoặc tiến về trước.

Số P: Một số dòng xe có thể yêu cầu đạp phanh trước khi thực hiện chuyển sang một số khác. Số P sẽ được sử dụng khi xe đứng yên bởi nó có thể khóa hộp số.

Số 1 (chức năng tương tự L, 2): Người lái sẽ sử dụng số 1 khi đang điều khiển xe trong thời tiết xấu, các đoạn đường sình lầy, đồi dốc nhằm tăng tốc xe.

Số 2: Số 2 được áp dụng khi lái xe trong thời tiết xấu, vượt xe khác hoặc cần nhiều sức mạnh hơn. Người lái sẽ chuyển từ trạng thái số 1 sang số 2.

Số S: Viết tắt của từ SPORT, đây là chế độ lái thể thao được thiết kế trên xe số tự động.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Ưu nhược điểm của xe số sàn và số tự động

Nguyên Chân (T/H) |

Nên chọn xe số sàn hay số tự động? Đây chính là một trong những câu hỏi rất thường gặp của những người mới mua xe lần đầu. Dưới đây là những ưu, nhược điểm mỗi loại xe.

Phân biệt bằng lái xe B1 số sàn và số tự động

Phương Minh |

Giấy phép lái xe B1 (bằng lái xe B1) được chia thành 2 loại: B1 số tự động và B1 số sàn. Vậy phân biệt 2 loại này thế nào?

Khi nào phải thay dầu hộp số tự động trên ôtô?

Anh Tuấn |

Thay dầu hộp số ôtô tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không tìm hiểu kỹ càng về thời điểm, loại dầu thay phù hợp sẽ rất dễ khiến xe hư hỏng. Một số lưu ý sau đây nhất định bạn cần biết khi thay dầu cho xe ôtô.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.