Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đối mặt nguy cơ đóng cửa vì hết thuốc tê

Thùy Linh |

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (Hà Nội) - đơn vị đầu ngành về răng hàm mặt đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa vì số lượng thuốc tê chỉ còn cầm cự được 2 tuần.

"Cơn khát" thuốc tê đang làm điêu đứng các phòng khám nha khoa tư nhân thì nay đã tràn vào cả bệnh viện tuyến trung ương- tuyến điều trị cao nhất về răng hàm mặt trong cả nước. Nguy cơ bệnh viện phải đóng cửa đã hiện hữu. Lãnh đạo bệnh viện đã phải "kêu" khi tham dự buổi lễ mít tinh hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2022 với chủ đề "Sử dụng thuốc an toàn, không gây hại" do Bộ Y tế tổ chức chiều 16.9.

TS.BS Phạm Thanh Hà - Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết: "Chỉ còn 2 tuần nữa là chúng tôi hết thuốc tê. Nếu không có thuốc tê thì nguy cơ đóng cửa rất cao vì 2/3 dịch vụ ngoại trú sử dụng thuốc tê".

Theo BS Hà, tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương có 2 nhóm thuốc sử dụng chính là thuốc kháng sinh và thuốc tê. Với thuốc kháng sinh, quan điểm của bệnh viện là hạn chế tối đa, chỉ sử dụng khi cần thiết. Vì thế, trong thời gian qua tại cơ sở không xảy ra tình trạng thiếu thuốc kháng sinh.

Với thuốc tê, ngoài sử dụng thuốc an toàn, nhân viên y tế cũng có nhiệm vụ làm thế nào để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất để thay thế loại thuốc đang dùng mà đã hết.

"Tuy nhiên, chúng tôi vừa nhận được thông tin là 2 tuần nữa sẽ hết thuốc tê. Với cơ sở răng hàm mặt như chúng tôi nếu không có thuốc tê thì nguy cơ đóng cửa rất cao. Vì có quá nửa thậm chí 2/3 dịch vụ ngoại trú của chúng tôi đều phải sử dụng thuốc tê"- BS Hà nói.

Với một số loại thuốc tê đã hết, bệnh viện phải thay thế bằng loại thuốc tê khác tính năng tương tự nhưng việc thay thế này cũng không hề dễ dàng.

Thuốc gây tê được chia làm 2 loại là chứa chất gây co mạch và chống gây co mạch. Loại thuốc tê có chứa chất gây co mạch có khả năng tê sâu hơn nhưng lại có nhược điểm là gây tăng huyết áp. Vì thế, người bệnh bị tăng huyết áp, tim mạch, nhịp tim nhanh không chỉ định dùng loại này.

"Hiện nay, theo các công ty dược là giấy phép chưa được gia hạn. Vì thế, các cơ sơ y tế kể cả công lập và tư nhân đều thiếu. Vấn đề thiếu thuốc trước đây chỉ gặp ở cơ sở công lập là chính, tư nhân vẫn mua được nhưng nay thì cả tư nhân cũng thiếu. Vì thế, sắp tới vấn đề cung ứng thuốc tê sẽ rất khó khăn. Bệnh viện mong sớm có giải pháp tháo gỡ"- TS Phạm Thanh Hà chia sẻ.

Hiện nay, chỉ có 2-3 hãng sản xuất thuốc tê nhập về Việt Nam. Trên thế giới cũng không có nhiều nhà sản xuất thuốc tê nên việc tìm kiếm sản phẩm thay thế rất khó.

Phó giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết: Thời gian để từ khi công ty đăng ký nhập cho đến khi về được Việt Nam thì phải mất đến 3-4 tháng. Lý do vì nhà máy sản xuất cho nước nào phải có kế hoạch trước chứ không thể lấy thuốc xuất sang Ba Lan bán cho Việt Nam được vì liên quan đến vấn đề nhãn mác, luật…

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Báo động: Bệnh viện Bạch Mai thiếu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện. 

Thủ tướng biểu dương bệnh viện phẫu thuật thành công khối u lớn

Thùy Linh |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư động viên, biểu dương sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ bệnh viện nói riêng cũng như toàn ngành y tế nói chung, nhân dịp các y bác sĩ của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có khối u lớn ở mặt sau hơn 5 giờ đồng hồ.

LD 22050: Kêu gọi giúp đỡ người phụ nữ "mặt quỷ" 73 tuổi

Thùy Linh- Kim Nhung |

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân Vũ Thị Nhuần (73 tuổi - ở Thái Thụy, Thái Bình), nhập viện với khối u khổng lồ trên mặt. Đáng thương hơn, bà lại có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cô đơn, không người thân thích, không nơi nương tựa, đến việc đi khám cũng là do... người lạ đưa đi.

Hé lộ bất ngờ về bà chủ đứng sau Cafe Katinat

Lục Giang |

Trương Nguyễn Thiên Kim - bà chủ phía sau chuỗi Cafe Katinat là lãnh đạo cấp cao tại nhiều doanh nghiệp với khối tài sản lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.