Cách ly F1 tại nhà chống COVID-19: Phân loại kỹ, không làm đại trà

Thùy Linh |

Cách ly tại nhà là phương án đã được Bộ Y tế tính đến khi số trường hợp F1 phải cách ly tăng gấp nhiều lần trong đợt dịch này khiến sức ép đè nặng lên các khu cách ly tập trung, đòi hỏi phải có phương thức thay đổi cho phù hợp tình hình mới. Hơn nữa, số ca khỏi bệnh sẽ ngày càng nhiều, việc giám sát cách ly tại nhà lại càng quan trọng hơn. Cách thức cách ly tại nhà chặt chẽ hơn trước, nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Phải phân loại thật kỹ, quy trình cách ly rất nghiêm ngặt

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, về việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về thí điểm cách ly F1 tại nhà đối với 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, tại thời điểm các F1 tăng quá cao, theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia, tại cuộc họp chiều 24.5.

Theo đó, đối với các ổ dịch lớn, xảy ra tại các KCN, khu vực đông người, có số lượng lớn người tiếp xúc thuộc diện phải cách ly, thì áp dụng thí điểm một số biện pháp như: Phân loại các trường hợp lao động cùng phân xưởng với các trường hợp nhiễm COVID-19. Trong đó, những trường hợp nào có tiếp xúc gần hoặc làm cùng dây chuyền, cùng trong phòng hẹp có không gian kín có nguy cơ cao phải đưa đi cách ly tập trung; các trường hợp còn lại có thể xem xét chuyển về cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Cùng với hướng dẫn về cách ly F1 tại nhà, Bộ Y tế cũng hướng dẫn tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội, vùng phong tỏa, Bắc Ninh, Bắc Giang được áp dụng thí điểm cho phép người dân được tiếp tục lao động, sản xuất tại gia đình và thu hoạch nông sản tại vườn, vùng sản xuất của địa phương; đồng thời phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, như: Chỉ được phép làm việc theo nhóm từng hộ gia đình; không được tiếp xúc giữa các hộ gia đình với nhau trong quá trình lao động, sản xuất, thu hoạch. Bắt buộc phải sử dụng khẩu trang và thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn.

Trong trường hợp các gia đình có sử dụng chung máy móc, trang thiết bị, phải thực hiện việc khử khuẩn máy móc, trang thiết bị bằng dung dịch sát khuẩn thông thường trước khi bàn giao cho nhau và không được tiếp xúc gần trong quá trình bàn giao.

Khi phát hiện dịch trong các KCN, thì cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly; phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), các trường hợp tiếp xúc với F1 (F2).

Theo Bộ Y tế, nguyên tắc chung về cách ly y tế khi phòng dịch tại KCN là ưu tiên cách ly tại chỗ, hạn chế di chuyển người lao động ra các khu vực không có dịch.

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đã thay đổi, số ca mắc tăng cao so với các đợt dịch trước, kéo theo đó là các trường hợp tiếp xúc gần cũng vượt lên mức kỷ lục, điều này đòi hỏi cần phải có sự thay đổi trong cách quản lý, cách ly y tế. Chúng ta sẽ phải tiếp tục mở rộng quy mô khu cách ly tập trung, nếu như số ca mắc lên đến hàng nghìn ca, hàng chục nghìn ca mỗi ngày. Điều này dẫn đến những gánh nặng cực kỳ lớn và không phải lựa chọn khôn ngoan nhất.

Tuy nhiên, ý thức của các cá nhân trở thành nỗi lo ngại của nhiều người khi đề cập đến vấn đề cách ly tại nhà. Chỉ một hay một vài cá nhân không tuân thủ hoặc kém ý thức khi cách ly tại nhà thì rủi ro lớn, nguy cơ sẽ “vỡ trận” cả hệ thống là có thật.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng đã nhấn mạnh, việc áp dụng cách ly tại nhà với các F1 không thể đại trà, mà cần được phân loại rất kỹ.

“Những người tiếp xúc rất gần và có nguy cơ cao vẫn phải cách ly tập trung. Chỉ người tiếp xúc ở khoảng cách xa với ca F0 mới có thể được cách ly tại nhà”, theo ông Tuyên.

Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất để cách ly tại nhà cũng phải đảm bảo, như: Gia đình có phòng riêng, thoáng và điều kiện vệ sinh riêng biệt; quá trình cách ly F1 không tiếp xúc các thành viên khác trong gia đình; tuyệt đối không ra ngoài; thực hiện theo dõi thân nhiệt ngày 2 lần và lấy mẫu xét nghiệm như trong khu cách ly tập trung. Người cách ly tại nhà phải ký cam kết thực hiện các biện pháp như cách ly ở điểm tập trung và nếu vi phạm khi cách ly tại nhà, sẽ bị xử lý nghiêm. Quá trình cách ly F1 tại nhà, chính quyền cũng phải cử người giám sát, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và đảm bảo đủ thời gian cách ly như cách ly tập trung.

Ông Tuyên cũng lưu ý, việc chuyển những người làm cùng phân xưởng với trường hợp nhiễm COVID-19 có nguy cơ thấp hơn về cách ly tại nhà, nơi lưu trú phải đảm bảo các điều kiện sau: Chỉ áp dụng tại các vùng có áp dụng giãn cách xã hội, vùng phong tỏa để giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện. Tại các nơi cách ly F1 tại nhà phải có biển cảnh báo.

Có thể thay đổi phương thức quản lý cách ly và điều trị hay không?

Không chỉ cách ly tại nhà đối với các trường hợp tiếp xúc gần, hay các ca bệnh đã chữa khỏi, hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng điều trị các bệnh nhân COVID-19 tại nhà đối với các trường hợp nhẹ, không có triệu chứng, Việt Nam liệu có thể áp dụng như vậy hay không?

Trả lời vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, ở các nước có số bệnh nhân lớn, dịch lưu hành trong cộng đồng, các bệnh nhân nhẹ sẽ điều trị tại nhà, bệnh nhân nặng sẽ tới bệnh viện.

Tuy nhiên tại Việt Nam, rất may mắn là dịch cộng đồng vẫn đang kiểm soát được và số ca bệnh không quá lớn, hệ thống y tế vẫn đang đáp ứng được. Do vậy, chúng ta vẫn đang ưu tiên chiếm lược điều trị bệnh nhân tại bệnh viện.

Theo tiến trình của bệnh, ở tuần đầu sẽ diễn biến nhẹ, nhưng tuần thứ 2 sẽ diễn biến rất nặng. Nếu như chúng ta phát hiện sớm các yếu tố nặng để xử lý, sẽ giảm được bệnh nhân rất nặng và nguy kịch, giảm tỉ lệ tử vong.

“Nếu chúng ta áp dụng chiến lược bệnh nhân nhẹ ít triệu chứng điều trị tại nhà như một số nước, sẽ gặp phải 2 vấn đề: Nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình là rất cao. Do gia đình tại Việt Nam thường sống mô hình 3-4 thế hệ (người già, trẻ nhỏ, ở cùng những người có bệnh lý nền), khi lây sang những nhóm nguy cơ cao đó sẽ rất nguy hiểm;

Thứ 2, khi điều trị tại nhà, chúng ta sẽ rất khó để phát hiện thay đổi bệnh lý sớm để kiểm soát nguy cơ tiến triển nặng, khi bệnh nặng mới vào viện thì hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nói.

Về tình hình điều trị các bệnh nhân COVID-19 nặng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 lần này khá lớn, kéo theo việc gia tăng các ca bệnh nhân nặng. Và biến chủng virus bệnh nhân phản ứng viêm cao nên phải thực hiện lọc máu cao.

“Hiện nay, số ca mắc COVID-19 tại các ổ dịch Bắc Ninh, Bắc Giang, TPHCM, Hà Nội vẫn tiếp tục tăng, nhiều người lo ngại tới nguy cơ quá tải bệnh viện.

Riêng đối với tỉnh Bắc Ninh là đơn vị được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hỗ trợ kỹ thuật, đã xây dựng chiến lược để đảm bảo tiếp nhận 3.000 bệnh nhân có thể phải điều trị.

Còn tại Bắc Giang, ở đây đang hết sức nỗ lực mở rộng các đơn vị điều trị bệnh viện dã chiến, hồi sức tích cực. Tôi nghĩ rằng với tình hình điều trị hiện nay, sẽ không xảy ra tình trạng không đáp ứng được điều trị” - BS Cấp nhận định.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Cách ly F1 tại nhà là phù hợp, cần thiết

Lệ Hà |

Cho F1 cách ly tại nhà, có kết hợp giám sát bằng công cụ công nghệ, đồng thời kêu gọi sự giám sát, giúp đỡ của hàng xóm lân cận sẽ được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang khi mà 2 địa phương có số ca mắc COVID-19 tăng nhanh. Trên thực tế, mô hình này đã được áp dụng phần nào để điều trị cho các ca bệnh ở xa.

Làm sao để lấp "lỗ hổng" giám sát nếu cách ly F1 tại nhà?

Thảo Anh - Quách Du |

"Ngoài việc sử dụng những thiết bị công nghệ như camera, vòng tay gắn chíp thì việc phân công rõ người rõ việc rõ trách nhiệm khi giám sát F1 cách ly tại nhà là quan trọng - bởi camera không biết nói" - PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung (Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương phân tích.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất, nghiên cứu thí điểm cách ly F1 tại nhà

THEO CHINHPHU.VN |

Chiều 20.5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp trực tuyến với UBND các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.