Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là bệnh bạch hầu trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tổ chức việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đặc biệt là bệnh bạch hầu trên địa bàn thành phố, kịp thời phát hiện hợp, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng.
Bên cạnh đó rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn thành phố nhất là các vắc xin có thành phần bạch hầu như chỉ đạo tại Công văn 1410/PAS-KSDB của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời hướng dẫn Trung tâm Y tế quận, huyện thực hiện giám sát, cách ly báo cáo tình hình dịch bệnh tại địa phương, kịp thời phát hiện sớm và tiến hành xử lý ở dịch không để dịch lan rộng.
Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, Sở Y tế yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, trang thiết bị, phòng cách ly để chẩn đoán sớm, thu dung, điều trị bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Tổ chức tập huấn, cập nhật nội bộ kiến thức về phát hiện, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa lây nhiễm chéo bệnh bạch hầu cho nhân viên y tế tại đơn vị.
Đối với Trung tâm Y tế quận, huyện, Sở Y tế đề nghị tiếp tục duy trì đội phản ứng nhanh chống dịch, bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh xảy ra. Phối hợp các ban ngành tại địa phương rà soát, giám sát các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trên địa bàn, tổ chức tiêm chủng mở rộng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng. Phát hiện sớm, kịp thời cách ly, xử lý ổ dịch hiệu quả, không để dịch bùng phát lan rộng trong cộng đồng.
Trước đó ngày 9.7, Sở Y tế TP.Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch bệnh và cập nhật chẩn đoán, phấc đồ điều trị bệnh bạch hầu đến với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thành phố.
Theo BS.CKII Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Cần Thơ - tất cả bệnh nhân viêm họng giả mạc nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đường hô hấp nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.