Chọn Việt Nam để chữa bệnh

Minh Đằng |

Một người bạn lâu không gặp, chỉ biết là đã định cư ở nước ngoài bỗng nhiên nhắn tin thông báo sắp về Việt Nam.

Tưởng anh nhớ quê thì được nghe: “Về thăm họ hàng là một chuyện, chủ yếu là về Việt Nam chữa bệnh”. Nghe anh nói hơi ngạc nhiên, lâu nay vẫn thấy chuyện người Việt mình đi ra nước ngoài chữa bệnh. Có con số đưa ra ra hàng năm, người Việt bỏ ra đến 2 tỉ USD để ra nước ngoài chữa bệnh và làm đẹp.

Một người bạn khác, làm bác sĩ khi biết chuyện cứ tủm tỉm cười, nói rằng: Về Việt Nam khám và chữa bệnh là “khôn đấy”. Thứ nhất, chất lượng dịch vụ chữa bệnh ở Việt Nam bây giờ không kém nước ngoài, lực lượng bác sĩ có tay nghề nhiều và đặc biệt là giá rất rẻ.

Hồi đầu năm, dư luận xôn xao câu chuyện một ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam sang Mỹ, bị mảnh kính cứa vào chân đến mức nhập viện thế nhưng tổng chi phí khám cho vết thương không đến mức quá nặng ấy, nếu không có bảo hiểm thì “chỉ” khoảng… 800.000USD, tương đương 20 tỉ đồng. Có người bán tin bán nghi nói ca sĩ kia nói vống lên chứ làm gì đến. Hóa ra lại là chuyện có thật khi đã có người phân tích chi tiết về các loại dịch vụ, xét nghiệm, chẩn đoán cứng vài chục nghìn USD mỗi loại dịch vụ.

Nếu điều trị ở Việt Nam, chấn thương kia cùng lắm chỉ vài chục triệu đồng, có khi chỉ vài triệu đồng là khỏi.

Một trong những dịch vụ được người nước ngoài ưa chuộng ở Việt Nam là điều trị các loại viêm da, dị ứng, nha khoa. Đây là những loại bệnh tưởng dễ điều trị nhưng hóa ra lại khó vì thời gian dài, dễ tái phát gây chi phí tốn kém.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh, phần lớn là Việt kiều. Bệnh nhân thường lựa chọn các dịch vụ như: Can thiệp tim mạch, nha khoa, ngoại khoa, ung thư, da liễu và thẩm mỹ vì chi phí rất rẻ, chất lượng điều trị không thua gì các nước, trong khi không phải mất quá nhiều thời gian chờ đợi…

Một loại hình đang được khá nhiều doanh nghiệp, bệnh viện đầu tư, hướng đến đó là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh. Ngoài việc xây dựng nhiều giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế tối tân, cơ sở vật chất hiện đại còn chú trọng cải tiến phòng bệnh chất lượng cao. Người bệnh được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng với chuỗi dịch vụ đi kèm theo tiêu chuẩn 5 sao, hệ thống phòng bệnh riêng tư, hiện đại.

Bên cạnh đó, những tiện ích kèm theo hoàn toàn miễn phí, thuận tiện trong nhu cầu ăn uống, dịch vụ chăm sóc toàn diện, chu đáo. Đặc biệt là có đội ngũ y tế túc trực 24/24 hạn chế diễn biến xấu phát sinh, thuận tiện cho gia đình chăm sóc.

Chính vì thế, xu hướng ra nước ngoài chữa bệnh đang giảm dần, trừ những ca trong nước không xử lý được.

Đầu tư y tế, tăng cường dịch vụ, đầu tư lực lượng y bác sĩ và có chiến lược thì Việt Nam có nhiều dư địa trở thành một trung tâm du lịch kết hợp nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà còn thu hút khách nước ngoài, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Minh Đằng
TIN LIÊN QUAN

Thấy gì từ hình ảnh sao Hàn Quốc đạp xích lô chở khách ở Việt Nam?

Huyền Chi |

Hình ảnh ngôi sao Hàn Quốc đạp xích lô ở Việt Nam được truyền thông đánh giá là độc đáo, gần gũi.

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024”

Huy Phong |

Ngày 4.5.2024, Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng 2024” bởi Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF). Đây là lần thứ 9 liên tiếp Herbalife Việt Nam vinh dự được xét chọn trao giải thưởng uy tín này từ hàng trăm ứng viên là các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Việt Nam muốn WHO trợ giúp nghiên cứu về sản xuất vaccine sởi, lao

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam mong muốn nhận sự trợ giúp thiết thực từ WHO để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất vaccine, không chỉ phòng, chống dịch bệnh mới nổi mà cả một số loại bệnh truyền nhiễm đang có nguy cơ gia tăng trở lại như sởi, lao.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Người dân sống thấp thỏm sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Ngọc Minh |

Vụ vỡ đập bùn thải chứa kẽm chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) để lại hậu quả nặng nề về môi trường, khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động; Trên 66.500 lao động nghỉ việc, nhảy việc ở Bình Dương...

NATO phản ứng việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS

Song Minh |

Nước thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Thấy gì từ hình ảnh sao Hàn Quốc đạp xích lô chở khách ở Việt Nam?

Huyền Chi |

Hình ảnh ngôi sao Hàn Quốc đạp xích lô ở Việt Nam được truyền thông đánh giá là độc đáo, gần gũi.

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024”

Huy Phong |

Ngày 4.5.2024, Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng 2024” bởi Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF). Đây là lần thứ 9 liên tiếp Herbalife Việt Nam vinh dự được xét chọn trao giải thưởng uy tín này từ hàng trăm ứng viên là các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Việt Nam muốn WHO trợ giúp nghiên cứu về sản xuất vaccine sởi, lao

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam mong muốn nhận sự trợ giúp thiết thực từ WHO để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất vaccine, không chỉ phòng, chống dịch bệnh mới nổi mà cả một số loại bệnh truyền nhiễm đang có nguy cơ gia tăng trở lại như sởi, lao.