Ghi nhận số ca F0 cao kỷ lục, Hà Nội ứng phó biến chủng Omicron ra sao?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố ghi nhận nhiều ngày liên tiếp số ca COVID-19 tăng “kỷ lục”, hiện có hơn 7.500 F0 đang điều trị. Không những vậy, dịch lan ra 30/30 quận, huyện, thị xã, diễn biến hết sức phức tạp.

Hơn 7.500 F0 đang điều trị, 12 quận huyện có nhiều F0

Ngày 11.12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, hôm qua (10.12), thành phố ghi nhận kỷ lục 863 ca COVID-19, trong đó 272 ca cộng đồng, 478 ca trong khu cách ly và 113 ca trong khu phong tỏa.

Dịch lan ra 30/30 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện vượt 1.000 ca mắc gồm: Đống Đa (1.966), Thanh Xuân (1.219), Hoàng Mai (1.168).

Các quận, huyện từ 500 đến dưới 1.000 ca gồm: Hai Bà Trưng (988), Nam Từ Liêm (966), Đông Anh (916), Ba Đình (898), Gia Lâm (886), Hà Đông (872), Thanh Trì (730), Mê Linh (644), Bắc Từ Liêm (612), Chương Mỹ (562), Hoàn Kiếm (537), Quốc Oai (527).

Trong ngày 10.12, toàn thành phố đã điều tra truy vết, xác định thêm 2.125 F1 và 876 F2. Các ca bệnh và khu vực liên quan đến F0 đều được tổ chức điều tra dịch tễ, xử lý theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29.4) đến nay có tổng 16.822 ca, gồm 6.341 ca cộng đồng và 10.481 người đã được cách ly. Như vậy, tính trong năm 2021, toàn thành phố ghi nhận 16.857 ca bệnh.

Đáng chú ý, về công tác điều trị, hiện nay, các bệnh viện của Trung ương, Hà Nội, cơ sở thu dung điều trị, trạm y tế lưu động đang tiếp nhận và điều trị cho 7.651 trường hợp F0.

Tăng cường ứng phó biến chủng Omicron

Trước việc nhiều ngày liên tiếp số ca COVID-19 tăng kỷ lục, Sở Y tế Hà Nội cho hay, đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.

Theo đó, Sở Y tế giao CDC kiểm dịch y tế quốc tế đối với người nhập cảnh vào Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đặc biệt là người đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận lây lan biến chủng mới. Thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, cách ly, giám sát, theo dõi y tế cho người nhập cảnh.

CDC phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các đơn vị liên quan thu thập mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm chuyên sâu xác định chủng SARS-CoV-2 gây bệnh đối với các trường hợp có xét nghiệm dương tính và có tiền sử đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan chủng mới (Omicron).

Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan củng cố, xây dựng và triển khai hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội, bao gồm giám sát thường xuyên, trọng điểm, dựa vào sự kiện, sàng lọc khu vực nguy cơ.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine. Ảnh: Hải Nguyễn
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine. Ảnh: Hải Nguyễn

Các đơn vị đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác tiêm vaccine tại các đơn vị, đặc biệt là an toàn tiêm chủng; đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng bao phủ cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm trả mũi 2 cho đối tượng đã đến lịch tiêm. Có kế hoạch tiêm bổ sung, tiêm liều nhắc lại đối với người trên 18 tuổi thuộc diện tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời ưu tiên tiêm người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền. Hoàn thành việc tiêm chủng đủ liều cơ bản cho người từ 18 tuổi và tiêm bổ sung, mũi nhắc lại theo chỉ đạo của UBND thành phố và hướng dẫn của ngành Y tế.

Với các trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 từ giám sát, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, cũng như tham mưu với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị. Tiếp tục củng cố năng lực cách ly, điều trị tuyến cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”.

Các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập duy trì thực hiện phân luồng, phân tầng, đảm bảo tiêu chí bệnh viện an toàn.

Đối với các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 thực hiện phân tầng điều trị, điều trị toàn diện, bảo đảm đủ ôxy, máy thở, giường cấp cứu và các điều kiện khác theo phân công, phân tuyến, phân tầng; sử dụng thuốc điều trị COVID-19 ngay sau khi được phân bổ để giảm tối đa thời gian điều trị của bệnh nhân, giảm tử vong.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chi hơn 1.800 tỉ đồng để giảm ùn tắc giao thông trong 5 năm

Phạm Đông |

Hà Nội - Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ đầu tư hơn 1.800 tỉ đồng để giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Hà Nội có phố Xuân Quỳnh và phố Lưu Quang Vũ ở quận Cầu Giấy

Phạm Đông |

Hà Nội - Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên phố Lưu Quang Vũ và phố Xuân Quỳnh tại quận Cầu Giấy.

Lo ngại an toàn khi học sinh đến trường, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì?

Phạm Đông |

Hà Nội - Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương đã có thông tin về việc nhiều phụ huynh còn băn khoăn về rà soát, kiểm tra các tiêu chí an toàn khi cho học sinh đi học trở lại, trong khi nhiều trường ở huyện còn thiếu nhân viên y tế.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.