Ngành Y tế TPHCM kiến nghị giải pháp "giữ chân" bác sĩ, nhân viên y tế

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trong bối cảnh dịch chồng dịch; thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế; hàng loạt bác sĩ, nhân viên y tế xin nghỉ việc... TPHCM đang phải đối mặt với những áp lực lớn trong hệ thống y tế công lập. Chính vì thế, Sở Y tế mong muốn sớm có chính sách phù hợp để giữ chân nhân viên ngành Y.

Sau hơn hai năm nỗ lực trong công tác phòng chống dịch và cơ bản đã kiểm soát được dịch COVID-19. Thế nhưng, ngành y tế TPHCM lại đang đứng trước ba nguy cơ lớn là dịch chồng dịch; thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế và nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực y tế công lập.

Trong đó, vấn đề quan ngại nhất lúc này là TPHCM đang thiếu hụt về nhân lực, đối mặt với một bộ phận nhân viên y tế nghỉ việc sau thời gian dài chống dịch.

Bà Lê Thiện Quỳnh Như - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 874 nhân viên y tế có đơn xin nghỉ việc. Trước đó, năm 2021 đã có hơn 1.154 cán bộ, nhân viên y tế tại thành phố xin rời khỏi ngành vì áp lực công việc. Tổng cộng đã có 2.028 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có 473 bác sĩ và 1.001 điều dưỡng (chiếm khoảng 5% tổng số nguồn nhân lực y tế của thành phố). Đây không chỉ là chuyện của riêng ngành Y tế TPHCM, mà là thực tế đang diễn ra khắp cả nước và cả trên thế giới.

Cũng theo bà Như, hiện tượng một bộ phận nhân viên y tế nghỉ việc sau thời gian dài chống dịch đã được ghi nhận tại nhiều hệ thống ở các quốc gia. Tại nước ta cũng không ngoại lệ, theo Bộ Y tế, tính đến nay đã có hơn 9.000 nhân viên y tế xin nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau.

Từ thực trạng trên ngành Y tế TPHCM đang kiến nghị các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực y tế. Trong đó, Sở Y tế đề xuất vận dụng và triển khai hiệu quả Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐND về các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 cho đến năm 2025.

Ngoài ra, ngành Y tế cũng nghiên cứu, đề xuất triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm củng cố và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng; đồng thời, kiến nghị sớm có hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để củng cố hoạt động tự chủ của các bệnh viện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Về lâu dài, ngành Y tế thành phố cũng cần có những cơ chế, chính sách để thu hút và giữ chân nhân viên y tế công lập.

Việc “chảy máu chất xám” ở các tuyến y tế công lập đang đặt ngành Y tế trước nguy cơ khủng hoảng do thiếu nhân lực đảm đương nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, dẫn đến đứt gãy hệ thống y tế.

Dịch COVID-19 dù đã được kiểm soát ổn định nhiều tháng qua, nhưng các biến thể phụ mới của biến thể Omicron vẫn tiếp tục xuất hiện và lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới, biến chủng mới BA.4 và BA.5 cũng đã có mặt tại Việt Nam và TPHCM cũng ghi nhận 3 ca bệnh mắc biến chủng này. Nguy cơ dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại vẫn luôn là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam và tại TPHCM với số ca mắc mới, số ca nặng, số tử vong đều đang tăng. Vì thế, các tỉnh thành cũng đang kiến nghị nhiều giải pháp nhằm giữ chân nhân viên y tế.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hàng chục bác sĩ, nhân viên y tế Hà Tĩnh nghỉ việc, chuyển công tác

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Hai năm 2020, 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 tại các cơ sở y tế công lập ở Hà Tĩnh có gần 80 bác sĩ, cán bộ, viên chức bỏ việc, nghỉ việc phần lớn vì nguyên nhân thu nhập thấp và không đảm bảo thiết bị để làm việc.

"Vòng luẩn quẩn" khiến bác sĩ, nhân viên y tế Đồng Nai nghỉ việc hàng loạt

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Bác sĩ H có hơn 10 năm công tác tại một bệnh viện công ở Đồng Nai, mặc dù đã đạt nhiều thành tích trong công tác khám chữa bệnh, điều trị COVID-19, nhưng hiện nay bác sĩ H đã chuyển sang bệnh viện tư để làm việc. Lý do nam bác sĩ quyết định nghỉ việc là do phải choàng gánh nhiều công việc không đúng chuyên môn sở trường khiến anh chán nản.

Bệnh viện không thể tăng thu nhập để “giữ chân” bác sĩ

Bảo Hân |

“Bác sĩ T. là trường hợp bệnh viện tiếc nhất vì là người có nhiều triển vọng, rất say mê chuyên môn, lại vừa tốt nghiệp thạc sĩ xong. Nhưng biết làm thế nào… Bệnh viện không thể tăng thu nhập để “giữ chân”...” - Giám đốc một bệnh viện lớn tại Hà Nội chia sẻ với phóng viên ngày 29.6 - liên quan đến vấn đề gần 900 nhân viên y tế Hà Nội nghỉ việc, chuyển công tác trong 18 tháng qua.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.