Người dân lơ là chủ quan, bệnh sốt xuất huyết có thể tăng mạnh

Hương Giang |

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng và hiện có ở hơn 100 quốc gia, hàng năm ước tính có khoảng 100 - 400 triệu người mắc bệnh.

Sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng ở Hà Nội

Tại Việt Nam, mỗi năm trung bình có khoảng 100.000 đến 300.000 người mắc bệnh, khoảng trên 100 trường hợp tử vong. Trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 46.000 ca mắc, 11 trường hợp tử vong tại hầu hết các tỉnh, thành phố phía Nam.

Tại Hà Nội, sốt xuất huyết lưu hành hàng năm, thời gian gần đây trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 14.000 trường hợp mắc. Năm 2017, số mắc cao với 35.665 trường hợp, năm 2022 ghi nhận 19.668 trường hợp.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - dịch sốt xuất huyết gia tăng có nhiều nguyên nhân, có cả yếu tố khách quan và chủ quan, với những nguyên nhân chính sau đây, dịch sốt xuất huyết gia tăng trong bối cảnh chung của tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam.

Hiện tại, chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng, chống có khó khăn hơn so với các dịch bệnh khác. Sự biến đổi của thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tới sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnh.

Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên tạo thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển; quá trình đô thị hóa diễn ra, nhiều phế liệu, phế thải do con người tạo ra không được thu gom xử lý kịp thời tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển.

Mặt khác, do lượng dân cư di biến động lớn, nhiều học sinh sinh viên, người lao động nhập cư, điều kiện sống tập trung đông đúc tạo điều kiện thuận lợi để dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát.

Người dân còn lơ là, chủ quan

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, người dân còn chủ quan lơ là, xem thường dịch, đánh giá nhẹ tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh.

Trước tình hình đó, ngành y tế đã chủ động các hoạt động phòng, chống dịch bệnh như tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh; các dấu hiệu nhận biết, cách phòng bệnh để người dân biết và tự phòng bệnh cho bản thân và gia đình mình.

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch; thực hiện tốt hoạt động diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường; triển khai hoạt động phun hóa chất tại các khu vực ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập thường xuyên tập huấn, cập nhật kiến thức về điều trị bệnh; tổ chức phân tầng, phân tuyến điều trị tùy theo mức độ nặng, nhẹ của người bệnh; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền đáp ứng đầy đủ khi số bệnh nhân gia tăng.

Để phòng chống dịch sốt xuất huyết Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết người dân cần thực hiện những điều sau: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

Bên cạnh đó, cần loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Ngoài ra, khi bị sốt, người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Trong khi điều trị bệnh, người bị sốt xuất huyết nên nằm trong màn để không bị muỗi đốt, tránh lây lan bệnh cho người khác.

Để phòng sốt xuất huyết, do hiện nay chưa có vắc-xin, việc phòng bệnh vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy.

Hiện nay, bước vào đầu mùa mưa, cần tiến hành phun muỗi tại những nơi có phát hiện ca bệnh tránh dịch bệnh lan rộng.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Áp lực dịch chồng dịch cùng một lúc khi bệnh nhi sốt xuất huyết tăng mạnh

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Không chỉ có dịch bệnh tay chân miệng (TCM) đang tăng, mà những ngày qua tại Bệnh viện Nhi đồng 2 số lượng bệnh nhi mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) cũng tăng. Các bác sĩ đang lo ngại tình trạng dịch chồng dịch.

Nguy hiểm khi phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết

Thùy Linh |

Hiện không có vaccine dự phòng sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai và không có thuốc điều trị đặc hiệu nên các sản phụ mắc sốt xuất huyết cần phải hết sức lưu ý.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng phải nhập viện gia tăng đột biến

Thùy Linh |

Những ngày gần đây, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E (Hà Nội) tiếp nhận số lượng người mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị gia tăng đột biến.

Cầu thủ Việt là nạn nhân của trò đùa trên mạng xã hội

MINH PHONG |

Trước Công Phượng, nhiều cầu thủ như Quang Hải, Văn Hậu hay Văn Toàn từng là nạn nhân của các trò đùa trên mạng xã hội sau khi xuất ngoại thất bại.

Cây mai cổ xù kỳ mỹ ở Kiên Giang xác lập kỷ lục Việt Nam

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Cổ xù kỳ mỹ là cây mai vàng kiểng cổ, xù chảy toàn thân, dáng trực một cốt đạt giá trị độc bản tại Việt Nam.

Điều chuyển 2 sư đoàn bộ binh của Quân đoàn 4

Lam Duy |

Sư đoàn bộ binh 7 và Sư đoàn bộ binh 309 sẽ được điều chuyển từ Quân đoàn 4 về Quân khu 7.

Bánh lá liễu độc lạ của người Tiều ở Chợ Lớn

Thạch Lựu |

Với màu hồng bắt mắt, bánh lá liễu (hay bánh hồng đào) là món ăn truyền thống của người Triều Châu luôn có trong những dịp lễ, Tết.

Miền Bắc sắp chuyển mưa rất to, có nơi vượt mốc 200mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo từ chiều tối 29.9, miền Bắc chuyển mưa rào và dông. Trọng tâm mưa ở khu vực trung du và vùng núi.