Tình trạng mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng

Thùy Linh |

Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư, hiện có 354.000 người "sống chung" với ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người tử vong do ung thư.

Ca mắc mới ngày càng trẻ hóa theo thời gian

Tại Hội thảo Phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022 do Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam và Sở Y tế TP Hà Nội tổ chức ngày 3-4.11, TS.BS Bùi Vinh Quang - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho hay: Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990 và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa theo thời gian.

"Với lĩnh vực điều trị ung thư, sự tác động của COVID-19 càng sâu rộng hơn, tăng áp lực và thêm hậu quả xấu tới người bệnh, những người đang cần được điều trị liên tục. Bệnh viện và các cơ sở y tế đã phải phân bổ lại nguồn lực hàng ngày để đương đầu và duy trì đồng thời mục tiêu kép: điều trị bệnh và kiểm soát dịch", TS.BS Bùi Vinh Quang nói về khó khăn trong kiểm soát điều trị bệnh ung thư thời gian qua.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng nhận định, những con số về chẩn đoán sớm, điều trị thành công đã minh chứng cho thành công của chúng ta trong tiếp cận, hội nhập khoa học kỹ thuật thế giới về điều trị ung thư.

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, kinh tế, cuộc sống càng phát triển, các bệnh không lây nhiễm (đặc biệt ung thư) ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân gây tử vong nhóm bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch…) chiếm 74% nguyên nhân gây tử vong ở người. Trên toàn cầu có 19,3 triệu người mắc mới và tử vong vì ung thư.

TS Bùi Vinh Quang- Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội.
TS Bùi Vinh Quang- Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội.

Có những bệnh nhân ung thư 10 năm vẫn sống khỏe

Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư. Theo GLOBOCAN, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư, hiện có 354.000 người "sống chung" với ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người tử vong do ung thư.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết thêm, năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỉ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỉ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy tình trạng mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng.

"Đây cũng là xu hướng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm. Con số này cho thấy gánh nặng bệnh ung thư gây nên cho cộng đồng hết sức lớn. Chúng ta thường nghe con số tử vong do tai nạn giao thông, COVID-19 nhưng thực tế con số này chưa "thấm" gì so với ung thư"- GS.TS Trần Văn Thuấn chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, ung thư không phải vấn đề gây nên sợ hãi, lo lắng. Chúng ta có thể phát hiện sớm, kịp thời và chữa khỏi nhờ các công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị.

"Xu hướng e ngại, sợ sệt với bệnh ung thư đang giảm dần. Nhiều người bệnh đã lao động, học tập và chung sống dần với căn bệnh ung thư. Có những bệnh nhân ung thư 10 năm vẫn sống khỏe. Điều này cho thấy trình độ khoa học công nghệ của chúng ta đã từng bước tiếp cận với chẩn đoán, điều trị ung thư trên thế giới"- GS.TS Trần Văn Thuấn nói.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Đi khám do nuốt vướng, tưởng đơn giản, ai ngờ mắc ung thư

HƯƠNG GIANG |

Nuốt vướng, khó chịu ở cổ họng là dấu hiệu thường gặp do bệnh lý viêm họng gây nên, thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì lại là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không được chủ quan.

Chất cấm trong dầu gội đầu bị thu hồi của Unilever gây ung thư như thế nào?

HƯƠNG GIANG |

Benzen được xếp vào danh mục chất gây ung thư ở người. Người dùng có thể tiếp xúc với chất này qua đường hô hấp, đường miệng và qua da, dẫn đến ung thư bạch cầu, ung thư máu, tủy xương và một số dạng rối loạn máu có thể đe dọa tính mạng.

Bệnh nhân ung thư từng bị bệnh viện ở Singapore trả về được cứu sống

Thùy Linh |

Bệnh nhân tiền sử u lympho tế bào B đã phẫu thuật cắt đoạn ruột và điều trị ung thư bằng hóa chất nhiều đợt tại một bệnh viện ở Singapore từ năm 2015. Khi về Việt Nam, bệnh nhân chỉ còn "1% sự sống", theo đánh giá của các bác sĩ. 

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel 0-0 Hà Nội FC: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Đi khám do nuốt vướng, tưởng đơn giản, ai ngờ mắc ung thư

HƯƠNG GIANG |

Nuốt vướng, khó chịu ở cổ họng là dấu hiệu thường gặp do bệnh lý viêm họng gây nên, thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì lại là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không được chủ quan.

Chất cấm trong dầu gội đầu bị thu hồi của Unilever gây ung thư như thế nào?

HƯƠNG GIANG |

Benzen được xếp vào danh mục chất gây ung thư ở người. Người dùng có thể tiếp xúc với chất này qua đường hô hấp, đường miệng và qua da, dẫn đến ung thư bạch cầu, ung thư máu, tủy xương và một số dạng rối loạn máu có thể đe dọa tính mạng.

Bệnh nhân ung thư từng bị bệnh viện ở Singapore trả về được cứu sống

Thùy Linh |

Bệnh nhân tiền sử u lympho tế bào B đã phẫu thuật cắt đoạn ruột và điều trị ung thư bằng hóa chất nhiều đợt tại một bệnh viện ở Singapore từ năm 2015. Khi về Việt Nam, bệnh nhân chỉ còn "1% sự sống", theo đánh giá của các bác sĩ.