Tình trạng thiếu thuốc, thiết bị được tháo gỡ, nhiều bệnh viện đã hoạt động bình thường

Thùy Linh |

Chiều 17.3, Bộ Y tế đã cung cấp thông tin về các giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế cục bộ tại một số cơ sở y tế công lập đã được phản ánh trong thời gian qua. Theo Bộ Y tế, nhiều giải pháp đồng bộ đã được triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn để sớm giải quyết dứt điểm tình trạng này. 

Những giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý

Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi số 15/2023/QH15, trong đó có nhiều nội dung liên quan tới đổi mới cơ chế tài chính khắc phục những hạn chế, bất cập của các cơ sở y tế thời gian qua, Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2024.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 80/2023/QH15, cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực trong giai đoạn từ ngày 1.1.2023 đến ngày 31.12.2024 được tiếp tục sử dụng từ ngày hết hiệu lực đến hết ngày 31.12.2024. Nhờ vậy, ngay trong tháng 2.2023, Bộ Y tế đã gia hạn giấy phép lưu hành của gần 10.000 thuốc, đảm bảo nguồn cung, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cung ứng thuốc trên thị trường.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 công điện về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Đầu tháng 3.2023, Bộ Y tế đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 07 và Nghị quyết số 30, đã giải quyết những vướng mắc liên quan đến giấy phép nhập khẩu, số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế; đẩy mạnh việc cấp số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế và tháo gỡ khó khăn trong thu hồi số lưu hành và xử lý trang thiết bị y tế bị thu hồi số lưu hành; sửa đổi quy định về xuất nhập khẩu và tạm nhập, tái xuất trang thiết bị y tế; sửa đổi quy định để giải quyết vướng mắc bất cập từ thực tiễn về kê khai giá;... Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã cơ bản tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các cơ sở y tế.

Bộ Y tế cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền các văn bản nhằm tháo gỡ những quy định bất cập trong mua sắm, đấu thầu. Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, các cơ chế chính sách: Sửa đổi Luật Dược 2016, sửa đổi Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi Luật Đấu thầu và các Thông tư, Nghị định có liên quan.

Nhiều nút thắt đã được tháo gỡ

Bộ Y tế đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường xử lý, giải quyết việc đăng ký lưu hành, gia hạn đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Đẩy nhanh tiến độ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Luật Dược; ban hành các Thông tư liên quan đến công tác đăng ký thuốc, đẩy mạnh việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt với các quy định về hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc; đã tổ chức thêm các đơn vị thẩm định độc lập tại các trường đại học y, dược để đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ cấp phép; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành về đảm bảo cung ứng thuốc, đặc biệt các thuốc hiếm, khó khăn về nguồn cung.

Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh giá thuốc kê khai, kê khai lại đối với các mặt hàng do tăng giá khách quan.

Thực hiện phân cấp toàn diện phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế trực thuộc Bộ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện mua sắm tập trung thuốc quốc gia, đàm phán giá. Cụ thể, trong năm 2022, đã tổ chức thành công 3 gói thầu thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp Quốc gia: Giảm giá 1.418 tỉ đồng so với giá kế hoạch (giảm gần 18%); đàm phán giá thành công 61/69 mặt hàng thuốc: Giảm giá 1.995 tỉ đồng (xấp xỉ 15%).

Sau khi được gỡ vướng những “nút thắt” về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, nhiều bệnh viện đã trở lại hoạt động bình thường.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, sau 2 tuần gián đoạn các ca mổ phiên, chỉ ưu tiên ca cấp cứu do thiếu vật tư, hoá chất, bệnh viện đã mổ trở lại như bình thường.

Hiện tại bệnh viện đã hoạt động bình thường, người dân có thể yên tâm đến khám, chữa bệnh với đầy đủ phương tiện. Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ đã tháo gỡ được nhiều "nút thắt", giải quyết được các vấn đề mua sắm, đấu thầu trang thiết bị của bệnh viện. Ngay khi được tháo gỡ, bệnh viện đã đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư, hoá chất...

GS.TS. Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ được ban hành rất sát với những khó khăn mà các bệnh viện đang gặp phải, giải quyết được những vấn đề cấp bách trong bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Nhập khẩu thiết bị y tế: Lo ngại hết 2024 không xử lý hết hồ sơ tồn đọng

Thùy Linh |

Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị y tế lo ngại hết 2024 không xử lý hết hồ sơ nhập khẩu đang tồn đọng do số lượng hồ sơ đang quá lớn.

Quy định về chỉ định thầu, đàm phán giá thuốc, trang thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 15.3, tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Bỏ 3 báo giá trong mua sắm thiết bị y tế: Không áp dụng đại trà

Thùy Linh |

Sau 10 ngày, Nghị quyết 30 được ban hành, nhiều vấn đề liên quan đến thiếu thuốc, trang thiết bị y tế đã dần được tháo gỡ, các bệnh viện đang trong quá trình triển khai việc đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế, phục vụ công tác khám chữa bệnh. 

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.

Nhập khẩu thiết bị y tế: Lo ngại hết 2024 không xử lý hết hồ sơ tồn đọng

Thùy Linh |

Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị y tế lo ngại hết 2024 không xử lý hết hồ sơ nhập khẩu đang tồn đọng do số lượng hồ sơ đang quá lớn.

Quy định về chỉ định thầu, đàm phán giá thuốc, trang thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 15.3, tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Bỏ 3 báo giá trong mua sắm thiết bị y tế: Không áp dụng đại trà

Thùy Linh |

Sau 10 ngày, Nghị quyết 30 được ban hành, nhiều vấn đề liên quan đến thiếu thuốc, trang thiết bị y tế đã dần được tháo gỡ, các bệnh viện đang trong quá trình triển khai việc đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế, phục vụ công tác khám chữa bệnh.