Ứng viên vaccine COVID-19 tiềm năng của Việt Nam sử dụng công nghệ nào?

Thùy Linh |

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, miễn dịch cộng đồng với COVID-19 chỉ có thể đạt được khi 70% dân số được tiêm chủng vaccine. Do đó, hiện nay các quốc gia đều đang nỗ lực hết công suất trong cuộc đua này.

Hàng trăm loại vaccine đã được tạo ra bằng nhiều công nghệ khác nhau, tuy nhiên, chỉ số ít trong đó đạt được thành công. Hơn nữa, ngay cả khi đã chứng tỏ được khả năng bảo vệ vượt trội, vaccine COVID-19 cũng gặp phải không ít các vấn đề về phản ứng sau tiêm.

Ngày 12.6, Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức chương trình Ngày Khoa học- Công nghệ với chủ đề “Đổi mới sáng tạo để kiến tạo tương lai”. Vấn đề vaccine COVID-19 là một chủ đề quan trọng được các nhà khoa học đưa ra thảo luận.

TS.BS Phạm Quang Thái- Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm- Viện Vệ sinh dịch tễ TW đã trình bày về về công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 và việc nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Việt Nam.

Để sản xuất vaccine phòng COVID-19, đến thời điểm này, tất cả các quốc gia đều nhắm vào mục tiêu protein gai- là phần virus thể hiện rõ nhất bản chất của nó và việc nó xâm nhập, tấn công vào cơ thể.

Dù sử dụng công nghệ nào chăng nữa, bất hoạt, tiểu thành phần hay vector hay vaccine dạng sử dụng protein mang như vậy thì đã có hàng trăm vaccine như vậy phát triển trên thế giới. Để có vaccine, chúng ta phải kết hợp rất nhiều công nghệ khác nhau để có thể đem lại kết quả bảo vệ nhanh nhất có thể.

Trên toàn cầu, có khoảng 2 tỉ liều vaccine đã được tiêm, tập trung nhiều ở các quốc gia phát triển. Còn các quốc gia không sẵn sàng về vaccine như Việt Nam mới chỉ vượt qua mức 1% dân số được bảo vệ. Mức này là rất nhỏ. Như vậy, để có miễn dịch cộng đồng bằng vaccine thì chúng ta phải mất một thời gian rất dài nữa.

Với các vaccine sử dụng công nghệ cổ điển như vaccine của Sinopharm của Trung Quốc, hiện nay chúng ta thấy có thể chống lại được các chủng cũ, nhưng đối với chủng mới thì việc bảo vệ của vaccine này chưa được ổn.

Đối với vaccine sống giảm độc lực, có nhiều đơn vị phát triển. Tuy nhiên, để giảm độc lực đến mức không thể gây bệnh thì cần rất nhiều sự kiểm chứng cũng như việc phát triển khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy hiện tại chưa có loại vaccine sống giảm độc lực đối với COVID-19 được sử dụng.

2 ứng viên tiềm năng ở Việt Nam

Theo BS Thái, vaccine tiểu thành phần đã có rất nhiều đơn vị phát triển. Việt Nam cũng đã có đơn vị thành công bằng công nghệ này, đó là Nano Covax của Nanogen. Vaccine này đã chứng minh được trên thử nghiệm lâm sàng, tạo ra kháng thể mạnh, trung hòa được cả những chủng mới. Như vậy, Việt Nam đã tiệm cận với khả năng chúng ta tự có sản phẩm vaccine của riêng mình để chống lại COVID-19. Tuy nhiên, để có thể sản xuất một khối lượng lớn trong thời gian sớm, chúng ta cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các nhà tài trợ...

"Đối với vaccine Covivac của IVAC, được gọi là vaccine khảm, giống như một vaccine tiểu thành phần nhưng tiểu thành phần đó lại gắn lên một con virus khác gây bệnh ở gà. Khi tiểu thành phần này được gắn lên một virus khác, thì cơ hội để tế bào của cơ thể phát hiện nhận diện cũng như tiêu diệt sẽ tốt hơn. Vaccine dạng khảm này là một trong những ứng cử viên cho vaccine ở Việt Nam. Nhóm phát triển đã phát triển đến pha 2 và hiện nay chúng ta đang chờ để tiếp tục pha 3 tương tự như Nano Covax"- BS Thái thông tin.

Hiện nay, ngoài vaccine công nghệ vector như AstraZeneca mà Việt Nam đang sử dụng, những loại vaccine theo công nghệ mRNA như Moderna hay Pfizer- BioNtech được rất nhiều nước từ Mỹ, châu Âu sử dụng trên quy mô rất lớn.

Ngoài ra loại vaccine tế bào trình diện kháng nguyên đã được gắn đoạn gene vào. Hiện tại loại vaccine này chưa có để sử dụng.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam phê duyệt vaccine Pfizer/BioNtech

Thùy Linh |

Tối 12.6, Bộ Y tế cho hay Bộ vừa có quyết định phê duyệt vaccine phòng COVID-19 Cominarty của Pfizer/BioNtech cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19.

Tối 12.6, ghi nhận 104 ca mắc COVID-19 mới, chủ yếu ở TP.HCM và Bắc Giang

Thùy Linh |

Tối 12.6, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận 104 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh và 103 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (44), Bắc Giang (41), Bắc Ninh (16), Hà Tĩnh (2).

Việt Nam đóng ống vaccine Sputnik-V của Nga quy mô 5 triệu liều/tháng

Thùy Linh |

Chiều 12.6, theo Bộ Y tế, VABIOTECH đã kí thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine phòng COVID-19 Sputnik-V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7.2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.