5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh

Vân Anh |

Không có gì ngạc nhiên khi Hải quân Mỹ đứng đầu bảng hùng mạnh nhất thế giới. Hải quân Mỹ có nhiều tàu hơn bất cứ hải quân nước nào, đồng thời còn có các sứ mệnh đa dạng nhất và chịu trách nhiệm ở những vùng biển lớn nhất.
Mỹ

Không một lực lượng hải quân nào có tầm với toàn cầu như Hải quân Mỹ, thường xuyên hoạt động ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư và Vùng Sừng Châu Phi. Tàu chiến Hải quân Mỹ cũng được cử tới Nhật Bản, Châu Âu và Vịnh Ba Tư. Tổng cộng, Hải quân Mỹ có 288 tàu chiến, 1/3 trong số này thường xuyên hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào. Hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay, 9 tàu tấn công đổ bộ, 22 tuần dương hạm, 62 khu trục hạm, 17 khinh hạm và 72 tàu ngầm. Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ còn sở hữu 3.700 máy bay, trở thành lực lượng không quân lớn thứ hai thế giới. Với 323.000 binh sĩ thường trực và 109.000 quân nhân, Hải quân Mỹ cũng lớn nhất thế giới về mặt nhân sự.

Điều làm cho Hải quân Mỹ có sức mạnh nổi bật là hạm đội 10 tàu sân bay, nhiều hơn số tàu sân bay còn lại của cả thế giới cộng lại. Không những thế, chúng có quy mô vô cùng lớn, chẳng hạn chỉ riêng một tàu sân bay lớp Nimitz đã có thể mang theo 72 máy bay, gấp đôi số máy bay của một tàu sân bay nước ngoài khác. Hạm đội máy bay của tàu sân bay Mỹ có khả năng cân bằng ưu thế trên không, tấn công, trinh sát, chống tàu ngầm và cứu trợ thảm họa nhân đạo. 31 tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ khiến lực lượng này trở thành hạm đội "cá sấu" lớn nhất thế giới, có khả năng vận chuyển và hạ cánh trên bãi biển của kẻ thù. 9 tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa và Wasp có thể mang theo trực thăng để vận chuyển binh lính, hoặc làm tàu sân bay thu nhỏ, được trang bị máy bay tấn công AV-8B Harrier và sắp tới là máy bay ném bom F-35B.

Hải quân Mỹ có 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc các lớp Los Angeles, Seawolf và Virginia. Lực lượng này thực hiện nhiệm vụ răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ trên biển, với 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio, được trang bị tổng cộng 336 tên lửa hạt nhân Trident. Hải quân Mỹ còn sở hữu 4 tàu ngầm lớp Ohio, được nâng cấp để mang theo 154 tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk. Tính đến tháng 10.2013, 29 tàu tuần dương và tàu khu trục Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, một số được triển khai đến Châu Âu và Nhật Bản.

Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Trung Quốc

Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã có bước phát triển mạnh mẽ trong vòng 25 năm qua. Sự tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế - giúp thúc đẩy tăng ngân sách quốc phòng gấp 10 lần kể từ năm 1989 - là nguồn lực chính để phát triển một lực lượng hải quân hiện đại. PLAN hiện có 1 tàu sân bay, 3 tàu vận tải đổ bộ, 25 khu trục hạm, 42 khinh hạm, 8 tàu ngầm tấn công hạt nhân và khoảng 50 tàu ngầm tấn công thông thường. Nhân sự của PLAN là 133.000 người, trong đó có lực lượng thủy quân lục chiến gồm 2 lữ đoàn, mỗi lữ đoạn có 6.000 quân.

Không quân của PLAN cung cấp máy bay cánh cố định và trực thăng cho hàng không mẫu hạm mới của Trung Quốc, trực thăng cho tàu nổi, máy bay chiến đấu trên bờ, máy bay tấn công và tuần thám. Lực lượng này có 650 máy bay, trong đó có chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay, chiến đấu cơ đa năng J-10, máy bay tuần tra hàng hải Y-8 và máy bay chiến đấu chống tàu ngầm Z-9. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Liêu Ninh đi vào hoạt động từ năm 2012. Tàu này ban đầu được xây dựng cho Hải quân Liên Xô, sau đó được Trung Quốc mua lại từ Ukraina vào năm 1988, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ. Năm 2002, tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó.

Hải quân Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa khả năng đổ bộ, đóng 3 loại tàu đổ bộ lớp 071. Mỗi loại tàu đổ bộ lớp này có thể chở theo từ 500-800 lính thủy quân lục chiến, 15-18 xe cộ. Trung Quốc cũng được cho là đang lập kế hoạch chế tạo tàu tấn công đổ bộ ngang tầm với tàu đổ bộ lớp Wasp của Mỹ. Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tổng cộng có tới 60 chiếc, đủ loại khác nhau. Trong đó cốt lõi của lực lượng này là 3 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang, 9 chiếc lớp Yuan, 14 chiếc lớp Song và 10 chiếc lớp Kilo cải tiến nhập khẩu của Nga. Hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo được tạo thành từ 3 tàu ngầm lớp Jin và chiếc thứ 4 (thậm chí chiếc thứ 5) đang được đóng.

Tàu ngầm Kilo của Nga.
Tàu ngầm Kilo của Nga.

Nga

Đứng thứ 3 trong danh sách những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới là Nga. Lực lượng hải quân từ thời Xô Viết hiện là hạt nhân nòng cốt của Hải quân Nga, trong đó các hạm đội tàu chiến đang dần dần được hiện đại hóa. Hải quân Nga có 79 tàu chiến kích cỡ khinh hạm hoặc lớn hơn, trong đó có 1 tàu sân bay, 5 tuần dương hạm, 13 khu trục hạm và 52 tàu ngầm. Ngoại trừ một số ít tàu ngầm tên lửa hành trình và tấn công, hầu như tất cả tàu chiến của Hải quân Nga được xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Do thiếu kinh phí trong hàng chục năm, Hải quân Nga đối mặt với một số vấn đề khó khăn. Những tàu chiến lớn của Nga như tàu sân bay Đô đốc Kuznetzov và soái hạm Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương thường xuyên thực hiện các hải trình mở rộng.

Hải quân Nga cũng thừa hưởng phần lớn khả năng đổ bộ từ thời Liên Xô. Hạm đội bao gồm hơn 20 tàu đổ bộ Alligator và Ropucha được đóng từ những năm 1960, và hiện đã lỗi thời theo tiêu chuẩn hiện đại. Nga đã ký hợp đồng mua của Pháp hai tàu chiến Mistral để bù đắp sự lạc hậu này, nhưng thương vụ có thể gặp khó do sự can thiệp của Nga vào Crimea.

Giống như thời Liên Xô, sức mạnh Hải quân Nga nằm ở lực lượng tàu ngầm. Về mặt lý thuyết, Nga có 15 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 16 tàu ngầm tấn công thông thường, 6 tàu ngầm tên lửa hành trình và 9 tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Mặc dù một số đã được đại tu, song gần như hầu hết tàu ngầm từ thời Chiến tranh Lạnh đều lạc hậu. 9 tàu ngầm tên lửa đạn đạo đại diện cho khả năng tấn công hạt nhân có giá trị của Nga, và có lẽ là lực lượng sẵn sàng nhất trong hạm đội.

Anh

Giống như phần lớn các lực lượng vũ trang Anh, Hải quân Hoàng gia Anh chịu chung số phận bị cắt giảm vũ khí và nhân lực. Việc hai chiếc tàu sân bay lớp Invincible "nghỉ hưu" đã giảm đáng kể khả năng của Hải quân Anh. Hải quân Anh chỉ có 33.400 binh sĩ trực chiến và 2.600 quân dự bị. Hiện, Hải quân Anh có 3 tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn, 19 khinh hạm và khu trục hạm, 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng hạt nhân. Không quân của Hải quân Anh có 149 máy bay, chủ yếu là trực thăng.

Nòng cốt của lực lượng Hải quân Anh là 6 chiếc khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Type 45. Mỗi chiếc tàu khu trục lớp Daring được trang bị radar theo dõi tiên tiến SAMPSON, gần giống radar SPY-1D của Hải quân Mỹ. Kết hợp với 48 tên lửa đất đối không Aster, những khu trục hạm này có thể đối phó với một loạt mối đe dọa trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo.

Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Anh chỉ còn khoảng 10 chiếc. 7 chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân đang được nâng cấp bởi sự ra đời của HMS Astute. Astute và tàu chị em có thể mang ngư lôi Spearfish và tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk, nằm trong số những tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới.

Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản.
Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật Bản.

Nhật Bản

Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF) có tổng cộng 114 tàu và quân số 45.800 người. Nòng cốt của lực lượng này là hạm đội lớn các tàu khu trục, được thiết kế để bảo vệ các tuyến đường biển đến và đi từ Nhật Bản từ Thế chiến II. Hạm đội gồm 46 tàu khu trục - nhiều hơn cả của Hải quân Anh và Pháp cộng lại - đã được mở rộng trong những năm gần đây để đáp ứng với nhiệm vụ mới. Kể từ giữa những năm 2000, các tàu khu trục lớp Aegis của MSDF được giao nhiệm vụ làm chiếc ô phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Thậm chí trong thời gian gần đây, Nhật Bản chế tạo 3 chiếc gọi là "khu trục trực thăng", mỗi chiếc to gấp đôi tàu khu trục trung bình, trông bề ngoài gần giống tàu sân bay. Thực chất, những chiếc "khu trục trực thăng" này không khác gì tàu sân bay trừ cái tên, được thiết kế để mang theo trực thăng, và trong tương lai có thể cả máy bay ném bom chiến đấu F-35B.

Lực lượng tàu ngầm của Nhật Bản là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất thế giới. MSDF hiện có 16 tàu ngầm lớp mới nhất Soryu. Với hệ thống động cơ đẩy không khí tiên tiến, tàu Soryu có khả năng lặn lâu hơn bất kỳ tàu ngầm thông thường nào khác.

Vân Anh
TIN LIÊN QUAN

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.