Sân khấu kịch ở TP.HCM: Gồng lưng chịu lỗ hay tìm cách kéo khán giả?

MINH THI |

Một sân khấu ăn nên làm ra hàng đầu ở TPHCM như Idecaf, bất ngờ hai năm qua đang phải bù lỗ cho nhiều vở kịch. Chỉ duy nhất vở “Tấm Cám” liên tục “sốt vé chợ đen” từ đầu năm đến nay như một hiện tượng đột biến. Tuy nhiên, theo ông bầu Idecaf Huỳnh Anh Tuấn, đây là thời điểm thuận lợi để kéo khán giả đến rạp trở lại: Thời gameshow cũng đang hạ nhiệt, phim truyền hình đang đi xuống, nên chuyện diễn viên chạy sô không kịp diễn cũng đã giảm bớt. Vấn đề là làm thế nào cho thu hút khán giả trở lại sân khấu.

Trả vé là chuyện thường

Lý giải về việc sân khấu mạnh như Idecaf lại bị thua lỗ, ông Tuấn cho rằng: Lâu nay, có một nghịch lý là kịch thiếu nhi “nuôi” kịch người lớn, hoặc có những vở “ăn khách” đột biến có thể san sẻ gánh nặng cho vở ế ẩm. Một vở diễn nếu chỉ có 150 khách thì chắc chắn bị lỗ. 250-500 vé thì mới mong lấy lại vốn, nhưng trong trường hợp giảm giá vé 30% như hiện nay thì sẽ tiếp tục phải bù lỗ. Nhiều năm qua, gameshow, truyền hình thực tế đã thu hút một lực lượng đông đảo các diễn viên, nghệ sĩ của nhà hát bỏ buổi diễn để chạy sô tăng thêm thu nhập, khiến sân khấu luôn trong tình trạng thiếu 50% diễn viên. Nhiều vở phải hủy diễn vì không đủ nghệ sĩ, chưa kể việc lên sàn tập cũng khó chủ động được. Dù diễn hay không, ông bầu vẫn phải trả tiền thuê sân khấu. Thế nên, năm ngoái, Idecaf phải trả 130 triệu đồng thiếu nợ nhà hát vì không diễn, do diễn viên kẹt chạy sô.

Vở kịch “Tấm Cám” cháy vé liên tục ở Idecaf đã “cứu” một bàn thua trông thấy cho sân khấu kịch. Ảnh: TL
Vở kịch “Tấm Cám” cháy vé liên tục ở Idecaf đã “cứu” một bàn thua trông thấy cho sân khấu kịch. Ảnh: TL

Không chỉ riêng Idecaf, nhiều sân khấu khác đang cầm cự, trong khi không ít sân khấu phải liên tục trả vé vì lượng người xem quá thấp. Các sân khấu nổi tiếng cũng lâm vào tình cảnh lao đao, huống hồ là các sân khấu mới mở như Sao Minh Béo, sân khấu Trịnh Kim Chi, sân khấu Family của Gia Bảo... Một trong những quyết định giúp sân khấu trụ được là địa điểm phải phù hợp. Nếu mở ở quận 5, quận 6, quận 2, quận 10, quận 11... thì xem như bằng thua, còn ở quận 1 cũng phải tùy vào sự đắc địa của vị trí.

Cuộc khủng hoảng của sân khấu kịch TPHCM kéo dài từ vài năm trở lại đây, song đỉnh điểm là từ đầu năm đến nay, lượng khán giả đến xem kịch mỗi lúc một giảm mạnh. Sân khấu Hoàng Thái Thanh từ ngày chuyển về quận 10, khán giả đã giảm tới 50% và đến nay còn giảm sâu hơn. Sân khấu Hồng Vân cũng chịu cảnh tương tự. Có không ít sân khấu giảm đến 70% khán giả. Sân khấu kịch Sài Gòn chi nhánh Pasteur thì đã đóng cửa. Tuy nhiên, các sân khấu kịch vẫn ráng cầm cự, được ngày nào hay ngày ấy.

Nỗ lực kéo khán giả đến thánh đường

Kỷ niệm 20 năm thành lập, để tri ân khán giả và kéo họ trở lại sân khấu, Idecaf thực hiện chương trình giảm giá 30% cho các vở kịch trong vòng 5 tháng, từ tháng 7-12, đồng thời dựng lại hàng loạt vở cũ từng ăn khách như: Xóm vịt trời, Sát thủ hai mảnh, Con ma nhà hát, Trong hào quang bóng tối... Riêng vở “cháy vé” Tấm Cám, Idecaf tăng giá vé lên 30% để bù lỗ cho các vở kịch khác, đồng thời giảm bớt áp lực vé chợ đen (1,5 triệu đồng/cặp, 70% người mua là phe vé).

Song song với nỗ lực giảm giá vé, Idecaf còn đem kịch lịch sử đến diễn ở các trường tiểu học, nhằm gieo niềm say mê xem kịch nói cho các thế hệ khán giả tương lai và bồi đắp thêm tinh thần người Việt biết sử Việt. Tính từ tháng 11.2014 đến tháng 6.2016, Idecaf đã có 120 suất diễn ở 55 trường (bình quân 9 suất diễn/tháng). Trong năm học 2016-2017, đơn vị này còn phục vụ miễn phí 50 trường mầm non và tiểu học tại các quận, huyện. Mặc dù Sở Văn hóa Thông tin TPHCM có hứa tài trợ, song đến nay, toàn bộ chi phí đều do Idecaf tự bỏ ra.

Không mạnh dạn đột phá như Idecaf, nhưng nhiều sân khấu khác cũng đang dựng những vở gần với giới trẻ, mang hơi thở cuộc sống để có thể tiếp cận người xem hôm nay. Trong khi thiếu kịch bản hay, tươi mới, các sân khấu chấp nhận dựng lại các kịch mục từng ở thời hoàng kim của mình. Hiện nay, theo một số đạo diễn, phim truyền hình đang “chết”, các chương trình thực tế cũng dần thoái trào vì bão hòa, nên đây có thể là cơ hội để sân khấu kịch xốc lại mình sau khi đội ngũ diễn viên quay trở lại.

MINH THI
TIN LIÊN QUAN

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Lộ nhiều sai phạm của doanh nghiệp khai thác đá ở Lâm Đồng

Hoài Thanh |

Lâm Đồng - Suốt nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc đã ngang nhiên khai thác đá ở ngoài ranh giới và phạm vi được cấp phép.

Ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông

BẢO LÂM |

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 - 2025.