Vui buồn homestay ở New Zealand

Vân Anh (từ Auckland) |

Khởi đầu cho một hành trình du học tại nước ngoài, không ít sinh viên lựa chọn homestay (ở tại nhà người bản xứ, sinh hoạt cùng họ như một gia đình). Ở New Zealand cũng vậy. Ngoài những cái được như thuận tiện và an toàn, được giám hộ và chăm sóc, Homestay không chỉ toàn màu hồng...
“Sốc” văn hóa

Đối với những sinh viên lần đầu du học như Ngọc, người Đà Nẵng hiện đang theo học tại đại học Auckland, cú “sốc” văn hóa là trong ngày đầu tiên khi đặt chân tới xứ người. Sắp xếp từ ở nhà, vừa tới Auckland, Ngọc được đưa tới ở homestay với gia đình một cặp vợ chồng già người New Zealand. Ngay khi vừa gặp mặt, Ngọc đã được “lĩnh giáo” một loạt những quy định, nguyên tắc mà nhà chủ đặt ra. Không chỉ ngôn ngữ, mà sự khác biệt về văn hóa, lối sống khiến Ngọc cảm thấy hoang mang.

“Bà chủ nhà đã đưa cho em một danh sách dài dằng dặc được in to trên giấy A4 dán ở góc phòng, vậy mà vẫn dặn em năm lần bảy lượt là tuyệt đối phải tiết kiệm điện và nước, bởi giá điện nước ở New Zealand rất đắt đỏ, nhất là vào mùa đông. Em cũng có phải là người không có ý thức đâu, ấy vậy mà mỗi lần tắm cứ lo nơm nớp, nhiều khi phải mang cả đồng hồ vào để đặt chuông. Có lần đang tắm thì bị gõ cửa, em hoảng quá chẳng cả kịp xả xà phòng, cuống cuồng mặc quần áo chạy ra” - Ngọc kể.

Cùng chung cảnh ngộ, Lan Anh - du học sinh tại đại học Auckland than thở về chuyện bị chủ nhà săm soi mỗi khi ở trong phòng. “Trong phòng có mấy công tắc các loại bị dán chặt bằng băng dính, chỉ để lại đúng một công tắc bóng điện mờ mờ. Ấy thế mà tối nào cũng gõ cửa ghé vào kiểm tra xem đang làm gì, có lãng phí điện không, làm mình cảm thấy bị xâm phạm đến quyền tự do, riêng tư”. Ngoài ra, Lan Anh kể rằng phải gồng mình lên để hòa nhập với chủ nhà bởi họ cực kỳ kỹ tính, đặc biệt là ngăn nắp, vệ sinh. “Lắm hôm chỉ vì em làm rớt một chút nước xuống nền nhà, bà chủ cũng “giáo huấn” một tràng dài. Dù họ lịch sự, nhưng em bỗng cảm thấy tủi thân và cô đơn vô cùng”.

Còn Hà, sinh viên đại học Victoria lại rơi vào tình huống trớ trêu khác khi được xếp ở homestay với một gia đình người New Zealand gốc Sri Lanka có một cậu con trai bị bệnh đao 24 tuổi nhưng trí óc chẳng bằng một đứa trẻ nhỏ. Ngay đêm đầu tiên, Hà đã tá hỏa khi vừa bước ra khỏi phòng trong ánh đèn lờ mờ thì va ngay phải anh chàng đang đứng tồng ngồng ngay ngoài cửa. Quá sợ hãi nhưng chưa kịp tìm nhà ở khác, Hà nằng nặc đòi đổi phòng xuống tầng một, ngay cạnh bếp để tránh cậu con trai bị đao kia càng xa càng tốt. “Em cũng cố gắng để thân thiện với cậu ấy, bình thường cậu ta cũng hiền lành, nhưng sợ nhất là những lúc lên cơn, em tận mắt chứng kiến cảnh cậu ta đánh cả bố cả mẹ chỉ vì bị để đói”.
Thành phố Auckland, New Zealand.

Ngoài ra, rất nhiều sinh viên khi mới sang đều khó hòa nhập được với cách ăn uống của chủ nhà homestay. Lan Anh kể rằng ăn không quen nên nhiều khi hay bị đói, mà lại không được tự nấu nướng theo ý mình vì nhà chủ sợ tốn điện, tốn gas. “Ấy vậy mà bà chủ còn có những lời nói rất khó nghe, nhiều khi cảm thấy bị xúc phạm vô cùng”. Cô giáo Leslie, đại học Auckland thừa nhận ở New Zealand có một số gia đình homestay không mấy thân thiện, họ coi homestay là cơ hội kiếm tiền nên khi đó homestay chỉ là một căn nhà cho thuê chứ không còn là nơi trao đổi văn hóa theo nghĩa thông thường nữa. “Không may gặp phải những trường hợp như vậy, tốt nhất các bạn nên phản ánh với nhà trường để họ tìm cách giúp đỡ” - cô Leslie khuyên.

Và những cái được

Nhưng không phải du học sinh nào cũng rơi vào những nhà chủ homestay “đặc biệt” như trên. Trái ngược với thái cực đó, họ may mắn khi được sống cùng những gia đình thân thiện, tận tình, coi họ như người thân trong nhà. Minh, đang theo học tiếng Anh tại đại học Auckland đã từ bỏ ý định ra ngoài thuê nhà vì gặp được chị chủ nhà “tâm đầu ý hợp”, lại sàn sàn bằng tuổi nên khá “hợp cạ” trong ứng xử cũng như cách sống. “Ngày nào ăn tối xong hai chị em cũng ngồi tán gẫu từ 1-2 tiếng. Chị ấy là người dễ mến, cởi mở lại thân thiện nên em cảm thấy gần gũi như người nhà. Được trò chuyện mỗi ngày, tiếng Anh của em tiến bộ trông thấy, khiến chị ấy cũng phải ngạc nhiên và đùa bảo, giờ bạn có thể cãi nhau bằng tiếng Anh rồi đấy”.

Bên cạnh đó, nhiều du học sinh lại có cái nhìn tích cực khác về homestay. Hùng, hiện đang theo học tại đại học kỹ thuật công nghiệp Auckland cho rằng ở homestay được nhiều hơn mất, bởi ngoài việc được trau dồi ngoại ngữ thường xuyên, Hùng còn biết tự điều chỉnh cách sống của mình theo hướng tốt hơn, tự lập hơn và “Tây” hơn. “Trước đây, mình cứ nghĩ là cách sống của mình ổn, nhưng từ khi sang đây mới thấy còn rất nhiều điều phải sửa. Không những thế mình còn học được cách sống và làm việc khoa học, ngăn nắp, vệ sinh của họ. Mình cũng học cách quan tâm đến người khác một cách tôn trọng và khoan dung hơn” - Hùng chia sẻ.

Thực tế cho thấy, trừ những trường hợp cá biệt, còn phần nhiều sinh viên ở homestay gặp nhiều thuận lợi, nhất là trong thời gian đầu khi mới bỡ ngỡ bước chân đến một đất nước xa lạ. Nếu hòa nhập nhanh, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của hiện tượng “sốc” văn hóa và tự điều chỉnh bản thân thì ở homestay là những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc đời. “Nếu có ý định lựa chọn ở homestay thì hãy nhớ chuẩn bị tâm lý để nhập gia tùy tục, khi đó bạn sẽ thấy ở homestay sẽ không còn là quan hệ chủ nhà và người ở trọ nữa” - đó là lời khuyên của cô sinh viên tên Minh nói trên.
Vân Anh (từ Auckland)
TIN LIÊN QUAN

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Lộ nhiều sai phạm của doanh nghiệp khai thác đá ở Lâm Đồng

Hoài Thanh |

Lâm Đồng - Suốt nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc đã ngang nhiên khai thác đá ở ngoài ranh giới và phạm vi được cấp phép.

Ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông

BẢO LÂM |

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 - 2025.