Căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có sổ đỏ

Trang Thiều (T/H) |

Dưới đây là căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có sổ đỏ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có sổ đỏ

Căn cứ này áp dụng khi tranh chấp về lối đi là tranh chấp đất đai.

Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra;

- Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đai đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho 01 nhân khẩu tại địa phương;

- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

- Quy định pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Cách giải quyết tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ

Cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp về quyền mở lối đi qua

Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, khởi kiện. Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa các bên nên việc khởi kiện là phương thức có hiệu quả nhất.

Tranh chấp về quyền mở lối đi qua là tranh chấp dân sự nên thủ tục giải quyết được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự, bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện;

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý đơn;

Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm;

Bước 4: Xét xử sơ thẩm.

Cách giải quyết tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề

- Hòa giải: Bên thứ ba làm trung gian hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai chủ yếu là trưởng thôn, trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân phố, công chức địa chính hoặc đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Dù là khởi kiện hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết thì các bên tranh chấp phải hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất (theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013).

Trang Thiều (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Những điều cần biết khi bất động sản không có lối đi chung

Đức Mạnh (T/H) |

Không phải bất động sản nào cũng thuận tiện trong việc giao thông, di chuyển, vậy nên việc nắm rõ quyền và nghĩa vụ về lối đi chung là cần thiết để tránh tranh chấp không đáng có.

4 ý tưởng lối đi bằng đá ấn tượng trong sân vườn

Đức Mạnh (T/H) |

Một sân vườn đủ rộng kết hợp với lối đi bằng đá sẽ gây ấn tượng với bất kỳ vị khách nào tham quan nhà bạn.

Cách giải quyết tranh chấp lối đi chung

Tuấn Anh |

Nếu xảy ra tranh chấp lối đi chung, Nhà nước thường khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.