Kinh doanh bất động sản của Tân Hiệp Phát: Lập loạt công ty rồi giải thể

Gia Miêu |

Với nguồn lợi nhuận khủng từ lĩnh vực đồ uống, ông chủ Tân Hiệp Phát tạo sự chú ý lớn khi lấn sân sang những lĩnh vực khác như bất động sản, truyền thông, công nghệ, mua bán nợ. Tuy nhiên, cách thức hoạt động cũng mang "sắc thái" riêng.

Lập hàng chục công ty rồi giải thể hàng loạt

Ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Trần Quí Thanh từng bày tỏ tham vọng khi cho rằng, Tập đoàn nhắm vào 2 lợi thế về nguồn vốn và quỹ đất khi chọn bất động sản để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, biến Tân Hiệp Phát trở thành một tập đoàn đa ngành trong tương lai.

Trước đó, ông Trần Quí Thanh đã đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khi tham gia vào Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn.

Tháng 6.2017, ông Thanh sở hữu hơn 550.000 cổ phiếu, tương ứng 1,2% vốn điều lệ Địa ốc Sài Gòn. Đầu năm 2018, khi Địa ốc Sài Gòn chính thức lên sàn HOSE với mã chứng khoán SGR, ông Thanh nằm trong số những người giàu trên sàn chứng khoán.

Tiếp sau đó, hai con gái ông Thanh Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương trở thành cổ đông của Công ty TNHH mua bán nợ VNAMC với vốn điều lệ 100 tỉ đồng. Mỗi cổ đông sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Bà Trần Ngọc Bích là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty.

VNAMC đăng ký hai ngành nghề kinh doanh chính là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ. Vào tháng 5.2018, khi Câu lạc bộ Bất động sản TP Hồ Chí Minh chính thức công bố thành lập, sự kiện này đã gây chú ý bởi dàn lãnh đạo Câu lạc bộ xuất hiện ông Trần Quí Thanh - ông chủ của Tân Hiệp Phát, một doanh nghiệp vốn gắn với sản xuất đồ uống, giải khát.

Đáng chú ý, trong khoảng thời gian từ 18-24.4.2019, bà Trần Uyên Phương cùng các thành viên trong gia đình đã thành lập tới 10 công ty bất động sản, với cùng quy mô vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên đến nay, hầu hết các pháp nhân bất động sản kể trên đều đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế.

Giai đoạn 2017 – 2021, bà Trần Uyên Phương cùng các thành viên trong gia đình Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho thành lập gần 40 công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Các công ty này phần lớn do bà Trần Uyên Phương đứng tên đại diện pháp luật, làm cổ đông sáng lập, còn lại một số công ty do ông Trần Quí Thanh, hoặc vợ là bà Phạm Thị Nụ, con gái Trần Ngọc Bích làm đại diện pháp luật hoặc có tên trong danh sách cổ đông sáng lập.

Đặc biệt, ở giai đoạn 2017-2019, Tập đoàn Tân Hiệp Phát thành lập hơn 20 công ty bất động sản với vốn điều lệ đăng ký trên ngàn tỉ đồng mỗi pháp nhân, cao nhất là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Lộc Điền với 8.830 tỉ đồng. Tuy nhiên, phần lớn những công ty vốn khủng thành lập trong năm 2019 hiện đã phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể.

Sau khi cho ngưng hoạt động loạt doanh nghiệp thành lập năm 2019 thì sang năm 2021-2022, Tân Hiệp Phát lại cho thành lập nhiều công ty mới với vốn điều lệ vài trăm tỉ đồng mỗi đơn vị, tất cả đều hoạt động ngành nghề bất động sản.

Các doanh nghiệp này đều do các thành viên trong gia đình ông Thanh nắm vốn và làm đại diện pháp luật, trong đó phần lớn là do bà Trần Uyên Phương đứng tên. Đáng chú ý trong số các công ty này có Công ty TNHH Xây dựng và Quản lý Tài sản Tarryd vốn điều lệ 500 tỉ đồng do bà Phương góp toàn bộ, thành lập vào ngày 27.03.2018 và do ông Trần Quí Thanh làm đại diện pháp luật. Công ty này hiện là cổ đông của rất nhiều công ty bất động sản được thành lập trong năm 2021.

Ông Trần Quí Thanh và con gái lập hàng chục công ty liên quan bất động sản với vốn khủng rồi lại giải thể chỉ trong gian ngắn. Ảnh: Nguồn Tân Hiệp Phát
Ông Trần Quí Thanh và con gái lập hàng chục công ty liên quan bất động sản với vốn khủng rồi lại giải thể chỉ trong gian ngắn. Ảnh: Nguồn Tân Hiệp Phát

Tham gia lĩnh vực công nghệ kiểu "lướt sóng"

Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn trở thành đối tác chiến lược với Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (YEG). Đầu năm 2020, con gái ông chủ Tân Hiệp Phát đã chi gần 299 tỉ đồng để mua lại thỏa thuận hơn 6 triệu cổ phiếu YEG từ chủ tịch và tổng giám đốc Yeah1 và lần đầu trở thành cổ đông lớn tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu YEG sau đó liên tục lao dốc đã khiến bà Uyên Phương phải nhiều lần bán ra cổ phiếu với mức cắt lỗ 65-70% giá gốc đầu tư trong năm 2021.

Đến đầu năm 2022, nữ lãnh đạo này lại bất ngờ mua gần 3,7 triệu cổ phiếu YEG trong ngày 10.1.2022 từ giao dịch thỏa thuận với Chủ tịch HĐQT Yeah1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống để nắm giữ mức hơn 14% vốn.

Ngay trước khi nhà sáng lập Yeah1 là Nguyễn Ảnh Nhượng Tống bán toàn bộ cổ phần, con gái ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát là bà Trần Uyên Phương cũng bán phần lớn cổ phần nắm giữ của Yeah1 và không còn là cổ đông lớn của tập đoàn này.

Cụ thể, giao dịch bán hơn 4,1 triệu cổ phiếu Yeah1 của bà Trần Uyên Phương diễn ra vào ngày 26.5.2022, đưa mức sở hữu của vị này từ 4,4 triệu cổ phiếu tương đương 13,98% về 262.624 cổ phiếu, chỉ chiếm chưa đầy 1% (0,845%).

Do không còn là cổ đông lớn và không thuộc đội ngũ lãnh đạo của Yeah1 nên bà Phương sẽ không phải công bố thông tin cho các giao dịch tiếp theo.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Gia đình ông Trần Quí Thanh và hành trình xây dựng "đế chế" Tân Hiệp Phát

Đức Mạnh |

Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực nước giải khát, vài năm trở lại đây, gia đình ông Trần Quí Thanh - Chủ tịch Tân Hiệp Phát còn lấn sân sang lĩnh vực mua bán nợ, bất động sản hay truyền thông.

Hình ảnh đang phong toả nghiêm ngặt trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát

ĐÌNH TRỌNG-ANH TÚ |

Bình Dương - Đến gần 19 giờ tối 10.4, lực lượng công an vẫn đang phong tỏa nghiêm ngặt tại trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát ở Bình Dương, để phục vụ cho việc điều tra, khám xét sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích, trong đó thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.

Công an khám xét Công ty Tân Hiệp Phát sau khi bắt ông Trần Quí Thanh

ĐÌNH TRỌNG - ANH TÚ |

Tại Bình Dương, nhiều lực lượng công an đang phong tỏa khám xét trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát. Bộ Công an cũng đã thông tin khởi tố bắt giam ông Trần Quí Thanh.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Gia đình ông Trần Quí Thanh và hành trình xây dựng "đế chế" Tân Hiệp Phát

Đức Mạnh |

Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực nước giải khát, vài năm trở lại đây, gia đình ông Trần Quí Thanh - Chủ tịch Tân Hiệp Phát còn lấn sân sang lĩnh vực mua bán nợ, bất động sản hay truyền thông.

Hình ảnh đang phong toả nghiêm ngặt trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát

ĐÌNH TRỌNG-ANH TÚ |

Bình Dương - Đến gần 19 giờ tối 10.4, lực lượng công an vẫn đang phong tỏa nghiêm ngặt tại trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát ở Bình Dương, để phục vụ cho việc điều tra, khám xét sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích, trong đó thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.

Công an khám xét Công ty Tân Hiệp Phát sau khi bắt ông Trần Quí Thanh

ĐÌNH TRỌNG - ANH TÚ |

Tại Bình Dương, nhiều lực lượng công an đang phong tỏa khám xét trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát. Bộ Công an cũng đã thông tin khởi tố bắt giam ông Trần Quí Thanh.