Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nói gì về việc các dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có trên 200.000 công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu về nhà ở của CNLĐ là rất lớn. Trong khi đó, một số dự án nhà ở xã hội đã được phê duyệt nhưng tiến độ thi công chậm.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 3 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng, tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, một số dự án mới chỉ dừng lại ở khâu giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, Dự án Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại phường Ninh Phong, (thành phố Ninh Bình) có quy mô 13.460m2 với 335 căn hộ chung cư dành cho người thu nhập thấp. Dự án được triển khai xây dựng từ năm 2020 và sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2023. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và TM Trường Thắng mới chỉ hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng và đang lập hồ sơ xin giao đất.

Khu ký túc xá sinh viên tại thành phố Ninh Bình được điều chỉnh chuyển một phần sang nhà ở xã hội nhưng hơn 5 năm nay vẫn bỏ hoang. Ảnh: NT
Khu ký túc xá sinh viên tại thành phố Ninh Bình được điều chỉnh chuyển một phần sang nhà ở xã hội nhưng hơn 5 năm nay vẫn bỏ hoang. Ảnh: NT

Tương tự, tại Dự án nhà ở xã hội được dành từ quỹ đất 20% của dự án Khu đô thị mới phía Bắc, (tiểu khu IX, thuộc xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình và xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư) có quy mô 28.988m2, bao gồm 434 căn hộ chung cư dành cho người có thu nhập thấp. Thời gian thực hiện dự án là 60 tháng. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần KOSY mới cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đang lập hồ sơ xin giao đất. Trong khi đó, thời hạn hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng là trong năm 2024.

Còn tại Dự án Khu nhà ở và dịch vụ công nhân Khu công nghiệp Gián Khẩu (thuộc xã Gia Tân, Gia Trấn, huyện Gia Viễn) có quy mô 40.000 m2 với 2.018 căn hộ nhà ở xã hội dạng chung cư và 94 căn nhà ở xã hội dạng liền kề được triển khai từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn mới chỉ dừng lại ở khâu giải phóng mặt bằng.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Cao Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên tiến độ triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị chậm. Bên cạnh đó, một số dự án bị vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, cũng như các trình tự thủ tục để giao đất... là nguyên nhân chính dẫn đến việc các dự án triển khai chậm tiến độ.

"Trước đây khi các đơn vị, địa phương lập quy hoạch và trình phê duyệt quy hoạch các KCN hầu hết đều không bố trí diện tích đất để làm nhà ở cho công nhân. Chính vì vậy khi tỉnh có chủ trương xây dựng các khu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân phải bố trí khu đất khác nên mất nhiều thời gian" - ông Sơn cho hay.

Nhu cầu về nhà ở của công nhân là rất lớn, tuy nhiên tiến độ thi công các dự án thì lại chậm. Ảnh: NT
Nhu cầu về nhà ở của công nhân là rất lớn, tuy nhiên tiến độ thi công các dự án thì lại chậm. Ảnh: NT

Nhằm nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân tại các KCN, tỉnh Ninh Bình đã đề ra giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân tại các KCN.

Cũng theo ông Sơn, trước mắt, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố và Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình: Khi lập, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng KCN, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, NLĐ làm việc tại KCN đó.

Đồng thời, phải có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của NLĐ, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và KCN.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Bất cập khi quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội, cử tri nêu kiến nghị hóa giải

CAO NGUYÊN |

Cử tri TP Hà Nội đã có kiến nghị, để tránh những bất cập khi quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội, đề nghị Bộ Xây nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, chấp thuận theo hướng bố trí nhà ở xã hội tập trung để thay thế việc thực hiện bố trí quỹ đất 20% từ các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên.

Không thiếu quỹ đất xây nhà ở xã hội, chỉ ngại thủ tục rườm rà

Bảo Chương |

Không ít doanh nghiệp khẳng định đất đã mua, tiền đã chuẩn bị, muốn làm nhà ở xã hội nhưng lại nản lòng khi số lượng thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội lại rườm rà hơn so với dự án nhà thương mại, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện.

Ninh Bình: Tìm nhà đầu tư cho Dự án khu nhà ở xã hội hơn 2.300 tỉ

DIỆU ANH |

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình vừa có Thông báo số 293/TB - KHĐT về việc mời quan tâm Dự án đầu tư khu nhà ở xã hội, phục vụ Khu công nghiệp Gián Khẩu (huyện Gia Viễn) và người lao động khu vực lân cận.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".