"Thổi" giá đất thông qua đấu giá gây thiệt hại cho người có nhu cầu thực

CAO NGUYÊN |

Bộ Lao Động – thương binh và xã hội (LĐTBXH) cho rằng, tình trạng “thổi" giá đất thông qua đấu giá là một trong những điểm nóng, gây bức xúc và thiệt hại cho một bộ phận người dân có nhu cầu sử dụng thực.

Bộ LĐTBXH đã có báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2021 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi).

Trong văn bản của Bộ LĐTBXH nêu rõ, việc thực hiện các chính sách pháp luật trong quản lý đất đai đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn phát triển xã hội, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được coi trọng, giảm tối đa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Bộ máy quản lý đất đai các cấp từng bước được hoàn thiện và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn; nhận thức của đại bộ phận cán bộ, nhân viên đối với công tác quản lý và sử dụng đất được nâng lên.

Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Luật đất đai 2013 thì cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc.

Cụ thể, theo Bộ LĐTBXH về vấn đề quy hoạch "treo" gây bức xúc cho người dân, bồi thường tái định cư tại một số khu đô thị còn chậm so với tiến độ yêu cầu, tài chính về đất đai chưa linh hoạt, giá đền bù còn thấp so với giá thị trường.

Tình trạng "thổi" giá đất thông qua đấu giá là một trong những điểm nóng, gây bức xúc và thiệt hại cho một bộ phận người dân có nhu cầu sử dụng thực. tình trạng bỏ giá cao sau đó bỏ, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính còn xảy ra mạnh trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương. Trong khi đó công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn còn chậm.

“Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do giá trị đất cao, lợi ích lớn nên các đối tượng cố tình vi phạm, lách luật để chiếm đoạt. Một số quy định còn mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, chưa bổ sung sửa đổi kịp thời. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai”, Bộ LĐTBXH nhận định.

Thêm nữa, năng lực tổ chức quản lý đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu. Văn phòng Đăng ký đất đai tại các địa phương chậm kiện toàn, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu, lực lượng cán bộ, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong định hướng sửa đổi Luật đất đai 2013, Bộ LĐTBXH cho rằng cần điều chỉnh đúng, phù hợp với thực tiễn quản lý, sử dụng đất. Đảm bảo phải thống nhất với các luật khác như Luật quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Quản lý tài sản công.

Đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai. Cụ thể như đào tạo bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực và đất đai đủ mạnh để làm tốt nhiệm vụ xây dựng chính sách, quản lý đất đai. Xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm về đất đai. Sớm hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, quản lý đất đai công khai, minh bạch, hiệu quả.

Rầm rộ bỏ cọc

Thời gian gần đây, liên tục các cuộc đấu giá đất cao rồi bỏ cọc. Cụ thể, ngay trước thời điểm đón chào năm mới 2022, Trung tâm quỹ đất huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phải hủy bỏ kết quả đấu giá gần 20 thửa do người trúng đấu giá không hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Cụ thể: Dự án đấu giá thôn Ngự Tiền (xã Thanh Lâm) 10 thửa; dự án tại điểm X2, thôn Văn Lôi (xã Tam Đồng) 5 thửa; dự án tại điểm X3 (xã Tam Đồng) cũng có trường hợp bỏ cọc… Số tiền nhà đầu tư bỏ cọc trên địa bàn huyện khoảng 60 tỉ đồng.

Mới đây nhất, 4 thửa đất tại Khu X4, phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) cũng đã bị người trúng đấu giá bỏ cọc sau khi "đẩy" giá lên gần 400 triệu/m2 (2 - 2,6 lần so với giá khởi điểm).

Nổi cộm nhất là vụ đấu giá các lô đất “vàng” tại Thủ Thiêm, TPHCM, diễn ra cách đây gần 3 tháng với những diễn biến bất thường khiến dư luận quan tâm và buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Quá hạn 10 ngày, nhiều tỉnh “chậm” báo cáo về rà soát đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Mặc dù đã quá thời gian các địa phương phải gửi báo cáo kết quả rà soát công tác đấu giá quyền sử dụng đất về Bộ Tài nguyên và Môi trường, thế nhưng tính đến sáng 10.3.2022, cả nước mới chỉ có 7 tỉnh, thành phố thực hiện và nộp kết quả.

Những kiến nghị “hóa giải” doanh nghiệp không bỏ cọc đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Thời gian qua có nhiều vụ trúng đấu giá đất cao sau bỏ cọc được dư luận quan tâm và buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc. Để hạn chế tình trạng này, mới đây Viện nghiên cứu phát triển TPHCM kiến nghị nếu doanh nghiệp có hành vi bỏ cọc sẽ không được phép tham gia đầu tư dự án trong vòng 2 năm.

Hải Phòng: Đơn vị đấu giá có dấu hiệu làm trái quy định ?

Mai Chi |

Hải Phòng - Báo Lao Động nhận được đơn tố cáo của ông T.H.X (trú tại quận Lê Chân, Hải Phòng) tố cáo đơn vị tổ chức đấu giá có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thất thoát tiền ngân sách nhà nước đến cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến quyền lợi những người đấu giá chân chính.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Hà Nội có hơn 40 điểm ngập sau trận mưa sáng 16.9

KHÁNH AN |

Trận mưa lớn đêm 15.9, rạng sáng 16.9 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập úng nặng.

Hầm xe ngập trong biển nước, hàng chục xe máy suýt "chết đuối"

Việt Anh |

May mắn kịp dậy lúc nửa đêm, cư dân tại một chung cư mini trên phố Cự Lộc (Thanh Xuân, Hà Nội) đã cứu được hàng chục xe máy trước khi hầm xe ngập hoàn toàn.

Các điểm du lịch Quảng Ninh tan hoang sau bão

Thanh Hải |

Là một trong những tỉnh thành phía Bắc bị tàn phá bởi bão số 3 Yagi, Quảng Ninh chịu vô số thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.

Thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đưa hàng cứu trợ đến vùng lũ

Đinh Đại |

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được thông tuyến, khai thác trở lại để vận chuyển hàng cứu trợ đến người dân vùng lũ.