Những kiến nghị “hóa giải” doanh nghiệp không bỏ cọc đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Thời gian qua có nhiều vụ trúng đấu giá đất cao sau bỏ cọc được dư luận quan tâm và buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc. Để hạn chế tình trạng này, mới đây Viện nghiên cứu phát triển TPHCM kiến nghị nếu doanh nghiệp có hành vi bỏ cọc sẽ không được phép tham gia đầu tư dự án trong vòng 2 năm.

Cấm doanh nghiệp làm dự án 2 năm

Đấu giá đất nhằm tạo sự bình đẳng, minh bạch trong tiếp cận nguồn lực đất đai, hạn chế cơ chế xin cho và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều vụ đấu giá cao rồi bỏ cọc dễ gây nhiễu loạn thị trường. Vậy cần giải pháp cụ thể nào để phát huy hiệu quả công cụ đấu giá quyền sử dụng đất.

Mới đây nhất, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM có một số kiến nghị đến UBND Thành phố nhằm hoàn thiện các quy định về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư của các dự án đầu tư có sử dụng đất nói chung và tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm nói riêng.

Theo Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, đơn vị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý trong các lĩnh vực liên quan sau vụ việc đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Các chuyên gia cho rằng, về phương thức đấu giá, ngoài việc tổ chức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại buổi đấu giá thì cần xem xét áp dụng các hình thức khác như đấu giá bằng cách bỏ phiếu trực tiếp hoặc bỏ phiếu gián tiếp.

Viện nghiên cứu phát triển TPHCM cho biết, cần rà soát, nghiên cứu để điều chỉnh các quy định liên quan đến việc xác định năng lực của nhà đầu tư tham gia đấu giá đất, nhất là năng lực tài chính và kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự.

Ngoài ra, Viện nghiên cứu phát triển TPHCM đề xuất UBND TPHCM xem xét, kiến nghị Chính phủ cho phép TPHCM được chủ động xác định giá khởi điểm đấu giá; được ấn định tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ cho lô đất cần đấu giá.

Bổ sung các quy định để chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá như phải kê khai các dự án đang triển khai, kinh nghiệm tham gia đấu giá, năng lực điều hành, báo cáo tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá.

Cần điều chỉnh các biện pháp chế tài như thông báo công khai về hành vi bỏ cọc của doanh nghiệp, không được phép tham gia đầu tư dự án trong vòng 2 năm nếu doanh nghiệp có hành vi bỏ cọc.

Tăng mức phạt

PGS-TS. Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, đúng là hệ thống pháp luật của chúng ta đã có cơ chế. Tuy nhiên, câu chuyện đặt ra ở đây, chính là với hệ thống như vậy, khi áp dụng vào thực tế, thì có hiệu quả hay không.

Tại sao cơ chế đầy đủ rồi, nhưng khi áp dụng lại không thể đạt được những mục đích của việc tổ chức đấu giá. Doanh nghiệp đấu giá cao, nhưng nhà nước về cơ bản chỉ thu được tiền cọc.

“Nhân dịp này, chúng ta cần phải rà soát lại, nếu quy định nào chưa phù hợp, thì sửa đổi, bổ sung. Nếu không làm sớm, thì chắc chắn, những câu chuyện như vậy sẽ còn tái diễn. Cụ thể, hiện tại quy định về giá đất trong luật đất đai có những bất cập, mà tôi cho rằng là điểm trừ lớn, trong đó bao gồm hình thức quy định giá đất”, ông Tuyến nhấn mạnh.

PGS TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Ảnh: Trọng Hiếu.
PGS TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trong khi đó, TS. Dương Đăng Huệ - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp nói, cần phải khẳng định lại rằng, pháp luật không cấm việc doanh nghiệp bỏ cọc, chấm dứt hợp đồng. Các bên có quyền ký, và có quyền hủy. Hiện tại, theo pháp luật, chúng ta đã có những cơ chế, chế tài để xử lý việc này.

Tuy nhiên, theo Huệ các quy định còn nhiều hạn chế, chưa bám sát với thực tế. Trong thời gian sắp tới, cần tăng cường nghiên cứu, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp phạt nghiêm khắc hơn về kinh tế.

“Nếu việc doanh nghiệp mất tiền cọc là không đủ, thì theo tôi, cần phải bổ sung việc phạt hành chính theo phần trăm trên hợp đồng đã ký, giá đã trúng đấu giá (khoảng 10%)”, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp chia sẻ thêm.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Phải sửa tận gốc để không trở thành "cuộc đua giá"

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Một số chuyên gia cho rằng hiện nay do quy định pháp luật liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất chưa đủ rõ ràng, chưa đưa ra được các điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư khi tham gia. Hơn nữa, chế tài chưa đủ mạnh nên sau khi trúng giá cao ngất ngưởng, một số doanh nghiệp mới dám bỏ cọc, để lại nhiều hệ lụy.

Vẫn chưa có doanh nghiệp nào đóng tiền sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Gia Miêu |

TPHCM- Trong số 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm thì hai doanh nghiệp đã "quay xe" bỏ cọc đất, 2 doanh nghiệp còn lại đã trễ hạn đóng tiền 20 ngày.

Bài học sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: Chế tài xử lý bỏ cọc có quá dễ dàng?

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Trong buổi tọa đàm "Bài học Kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế" diễn ra tại Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM ngày 23.2, nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến đánh giá, nhìn nhận về quy định, thể chế hiện hành liên quan đến việc đấu giá sử dụng đất rút ra sau vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TPHCM).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Bổ nhiệm, điều động nhân sự mới ở Hải Dương, Hà Tĩnh

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 16.9 - 20.9, các tỉnh/thành phố: Khánh Hòa, Hải Dương, Lào Cai, Đắk Nông, Hà Tĩnh... đã triển khai các quyết định bầu, điều động, bổ nhiệm nhân sự mới.

Áp thấp gần Philippines mạnh lên áp thấp nhiệt đới

Ngọc Vân |

Một vùng áp thấp ngoài khơi phía bắc Luzon, Philippines đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Igme vào chiều 20.9.

Israel không kích Lebanon, diệt chỉ huy cấp cao Hezbollah

Song Minh |

Cuộc tấn công chính xác của Israel vào thủ đô Lebanon khiến thủ lĩnh cấp cao Hezbollah Ibrahim Aqil và nhiều người khác thiệt mạng.

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Phải sửa tận gốc để không trở thành "cuộc đua giá"

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Một số chuyên gia cho rằng hiện nay do quy định pháp luật liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất chưa đủ rõ ràng, chưa đưa ra được các điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư khi tham gia. Hơn nữa, chế tài chưa đủ mạnh nên sau khi trúng giá cao ngất ngưởng, một số doanh nghiệp mới dám bỏ cọc, để lại nhiều hệ lụy.

Vẫn chưa có doanh nghiệp nào đóng tiền sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Gia Miêu |

TPHCM- Trong số 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm thì hai doanh nghiệp đã "quay xe" bỏ cọc đất, 2 doanh nghiệp còn lại đã trễ hạn đóng tiền 20 ngày.

Bài học sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: Chế tài xử lý bỏ cọc có quá dễ dàng?

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Trong buổi tọa đàm "Bài học Kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế" diễn ra tại Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM ngày 23.2, nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến đánh giá, nhìn nhận về quy định, thể chế hiện hành liên quan đến việc đấu giá sử dụng đất rút ra sau vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TPHCM).