Chưa giàu, đã sang

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Thường trực Thành ủy Đà Nẵng vừa có yêu cầu gửi Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu phải cung cấp đầy đủ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, đồng thời xử lý tổ chức, cá nhân (nếu có) trong việc gần 1 triệu dân Đà Nẵng thiếu hụt nước sinh hoạt trong vài ngày qua.

Qua trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, trong thực tế nguồn nước cung ứng cho nhà máy cung cấp nước sạch Đà Nẵng không hề thiếu. Có chăng chỉ thiếu trách nhiệm trong việc đưa nguồn nước về nơi nó cần phải đến. Phần lớn dư luận cho rằng không hề có sự tắc trách ở đây, mà hiện tượng thiếu nước ở Đà Nẵng tiềm ẩn một toan tính khác của những người có liên quan, đến một Nhà máy nước mới đang dự kiến xây dựng tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang.

Cách đây 5 năm, Chính phủ Nhật đã quyết định cấp 40 triệu đôla Mỹ bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại, cho Đà Nẵng để xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên. Dự án này có sự tham gia của các công ty Nhật Bản. Tiếc thay, tháng 7.2017, UBND thành phố Đà Nẵng đã quyết định từ chối nguồn vốn quý giá này, với lý do để trong nước đầu tư. Và đơn vị thay thế dự án này không ai khác là Cty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng (Dawaco). Theo dự án của Dawaco trình chính quyền thành phố, tổng mức đầu tư nhà máy nước Hòa Liên hơn 1.243 tỉ đồng.

Về vấn đề này, qua một văn bản của Bộ Kế hoạch đầu tư gửi cho UBND TP.Đà Nẵng tháng 3.2017 cho thấy, Chính phủ Nhật Bản đã phản ứng rất gay gắt. Văn bản cho biết: “Qua các buổi làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam… trường hợp UBND TP.Đà Nẵng quyết định không sử dụng viện trợ không hoàn lại, phía Nhật Bản sẽ cân nhấc dừng tất cả các chương trình hợp tác hiện nay, cũng như trong tương lai với TP.Đà Nẵng. Đồng thời quan hệ hợp tác phát triển của hai chính phủ sẽ bị ảnh hưởng…”.

Sự từ chối 40 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Nhật Bản cho công trình nước sinh hoạt ở Đà Nẵng thật vô cùng khó hiểu. Và hậu quả cho đến nay, dự án xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên vẫn xì sụp, giẫm chân tại chỗ... Thế nhưng hơn hết sự thiếu nước trầm trọng của Đà Nẵng trong những ngày qua cho thấy, sự độc quyền cung cấp nước sinh hoạt hiện nay của Dawaco đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội cung của thành phố.

NGUYỄN TRUNG HIẾU
TIN LIÊN QUAN

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Cháy lớn Hà Nội, khói lửa cuồn cuộn khiến người dân khiếp sợ

Hải Danh |

Một xưởng in rộng khoảng 400m2, kết cấu khung thép, mái tôn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bốc cháy dữ dội khiến người dân khiếp sợ.

Nợ chế độ giáo viên Bình Định: Trách nhiệm "chảy" về trường

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc giáo viên huyện miền núi Vân Canh bị nợ lương, chế độ kéo dài, các cơ quan, đơn vị liên quan đều cho rằng trách nhiệm chính thuộc về trường.

Chơi dưới chung cư, bé gái bị vật cứng rơi trúng, lõm sọ não

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Mới đây, tại một chung cư trên địa bàn Hà Nội xảy ra trường hợp bé gái bị một vật cứng như bát, đĩa sứ rơi trúng vào đầu, gây lõm sọ não.

Xưởng trái phép vẫn uy hiếp hành lang đê Trà Lý ở Thái Bình

TRUNG DU |

Dù đã bị yêu cầu dừng hoạt động từ năm 2021, xưởng sản xuất, sơ chế phế liệu trái phép, gây ô nhiễm ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vẫn ngang nhiên tồn tại.

Trực tiếp bóng chuyền U23 VTV Bình Điền Long An 2-1 U23 Thái Nguyên: Set 4

Nhóm PV |

Trận đấu giữa đội VTV Bình Điền Long An và Thái Nguyên tại chung kết giải bóng chuyền U23 Quốc gia, diễn ra lúc 18h00 hôm nay (19.9).

Nhiều hộ dân tự ý quay trở lại nhà ở khu vực di dời vì bão

CÔNG SÁNG |

Nhiều hộ dân tại huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) quay trở lại nhà khi khu vực của gia đình còn nguy hiểm do ảnh hưởng mưa bão.