Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn: Hướng tới sự tự chủ cần linh hoạt, chủ động

PHÚC ĐẠT |

Năm 2021, mặc dù chịu rất nhiều khó khăn của dịch bệnh COVID-19 nhưng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn đã có nhiều cố gắng, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ bằng những con số cụ thể. Trong thời gian tới, việc hướng tới tự chủ tài chính về chi hoạt động thường xuyên sẽ đặt ra rất nhiều thách thức mà đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp CĐ cần phải chủ động và linh hoạt hơn.

24.202 người được đào tạo nghề

Năm 2021, số học sinh tốt nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn là 24.202 người. Cao đẳng nghề là 496 người; Trung cấp nghề 3.746 người và Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 19.698. Đã huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho đoàn viên và người lao động là 18.158 người, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn: 6.890 người; lấy bằng xe máy A1: 18.530 người. Thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2021, kết quả của học sinh, sinh viên quy đổi là 17.605 người. Trong đó: Cao đẳng nghề 1.185 người, Trung cấp nghề 10.444 người; Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 5.976 người.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức CĐ đã liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để học sinh, sinh viên cao đẳng và trung cấp thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, hầu hết các em học các nghề kỹ thuật, có kỹ năng tay nghề và yêu thích nghề đều được các doanh nghiệp nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, có 80-85% học sinh, sinh viên có việc làm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất với thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Cần chủ động và linh hoạt hơn

Ngoài những kết quả đạt được, hội nghị đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn như: Có 3 cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đạt chỉ tiêu đào tạo nghề theo quy định. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay thiếu số lượng giáo viên cơ hữu, yếu về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, vì vậy việc giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng được sự thay đổi quá nhanh của công nghệ hiện đại, tiên tiến. Kinh phí đầu tư của Nhà nước, tổ chức Công đoàn chưa đủ để đổi mới thiết bị dạy học. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa cố gắng trong việc đổi mới các hoạt động dạy học của nhà trường, nguồn thu chủ yếu dựa vào ngân sách và cho thuê mặt bằng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - đánh giá, năm qua, tuy gặp rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19 nhưng những kết quả mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn đạt được là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế mà trong năm 2022 cần khắc phục.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo, trong năm nay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục thực hiện phương án 473/PA-TLĐ ngày 25.5.2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về việc sắp xếp và tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn để phù hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ cở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 của Chính phủ; số hoá các chường trình đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên dạy nghề đảm bảo số lượng biên chế cơ hữu theo quy định...

“Thời gian tới, khi mà các trường chuyển sang cơ chế tự chủ thì sẽ phải hoạt động như một doanh nghiệp nên đòi hỏi rất cao tính năng động, chủ động, sáng tạo và hết sức linh hoạt. Vì vậy, chính đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên của các trường phải trực tiếp đi tiếp cận cơ sở, xây dựng các quan hệ với đối tác để có thêm các điều kiện về các nguồn lực để giúp cho sự phát triển của nhà trường. Còn kiến nghị của các trường tại hội nghị thì Tổng LĐLĐVN sẽ tiếp thu, có báo cáo tổng thể để thời gian tới sẽ có đề án phục vụ cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn” - ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Các cơ sở giáo dục tư thục TP Hoà Bình lao đao vì dịch bệnh

Khánh Linh |

Hoà Bình - Cơn bão COVID-19 khiến nhiều cơ sở giáo dục tư thục lao đao, nhiều giáo viên, cô nuôi dạy trẻ rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Lộ nhiều sai phạm của doanh nghiệp khai thác đá ở Lâm Đồng

Hoài Thanh |

Lâm Đồng - Suốt nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc đã ngang nhiên khai thác đá ở ngoài ranh giới và phạm vi được cấp phép.