Cần cơ chế đãi ngộ để thu hút cán bộ làm đại biểu Hội đồng nhân dân

Cao Nguyên - Đặng Chung |

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Đoàn TP.Hà Nội) – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất cần phải có cơ chế, chế độ đãi ngộ để thu hút nhiều cán bộ có trình độ năng lực làm đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách các cấp.

Tham gia vào địa phương càng sâu thì hoạt động càng hiệu quả

Phát biểu thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 25.10, Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đề xuất mỗi tỉnh nên có 2 phó chủ tịch hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách không phụ thuộc vào chủ tịch là đại biểu chuyên trách, hay kiêm nhiệm.

Lý do, theo ông Ngọ Duy Hiểu, trong định hướng của Đảng hiện nay, về bố trí nhân sự dự kiến Bí thư kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trên thực tế công tác giám sát đòi hỏi chuyên môn cao, hai phó chủ tịch thì phải chọn và bố trí một phó chủ tịch quản lý về kinh tế đất đai và một phó chủ tịch phụ trách về xã hội. Rõ ràng, hai vị trí này mới đủ chuyên môn sâu để giám sát.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, hai phó chủ tịch này có thể nghiên cứu bố trí một phó chủ tịch đồng thời là phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội. Việc này làm được sẽ tiết kiệm nhân sự. Ngoài ra những nguyện vọng của nhân dân để truyền đạt tới Quốc hội hay kinh nghiệm từ Quốc hội để về tổ chức, chỉ đạo, cung cấp thông tin, lựa chọn cách thức hoạt động của địa phương mình.

“Tôi cũng từng là Phó đoàn, nếu mình tham gia vào địa phương càng sâu càng kỹ thì chắc chắn hoạt động của mình càng hiệu quả, đóng góp được nhiều cho địa phương, cho Quốc hội, nên mong Quốc hội nghiên cứu nội dung này”, ông Hiểu nhấn mạnh.

Về hoạt động của tổ đại biểu, ông Hiểu nói ở Hà Nội gần như khi nào cũng có kiến nghị phải có tổ cấp xã, nên cơ quan soạn thảo cần phải tiếp thu.

“Đây là nguyện vong của địa phương. Họ muốn có hoạt động, liên kết, đó là ý kiến của đông đảo cử tri” - vị đại biểu này chia sẻ.

Cần phải có 2 Phó chủ tịch cấp xã

Về số lượng phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng kể cả cấp xã hạng 3 cũng phải có 2 phó chủ tịch. Thực tiễn ở địa phương, nếu có 1 phó chủ tịch mà chỉ có 1 chuyên môn cụ thể thì khó giải quyết được các vấn đề khác.

Ví dụ, 1 phó chủ tịch trưởng thành từ công chức văn hóa thì rất khó giải quyết các vấn đề về đất đai, địa chính. Nếu không cẩn thận dễ làm sai. Ngoài ra, theo xu hướng phát triển xã hội thì số lượng công việc của xã ngày càng nhiều.

Ông Hiểu cũng nhấn mạnh cần giảm số lượng phó chủ tịch hội đồng nhân dân ở cấp huyện.

Ông cũng đề nghị sửa thêm khoản 3 Điều 25 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương về quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện theo hướng "Trưởng ban hoặc phó ban đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có một là đại biểu chuyên trách…”.

Theo ông, xu hướng chung là giảm biên chế ở hội đồng nhân dân, nhưng giảm chỗ nào cần giảm, chỗ nào giữ phải giữ. Quan trọng nhất là phải có cơ chế, chế độ đãi ngộ để thu hút nhiều cán bộ có trình độ năng lực làm đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách các cấp. Đây mới là gốc của vấn đề.

“Dù tăng biên chế, giữ nguyên hay như thế nào cũng không giải quyết được cái gốc là năng lực của cán bộ. Đại biểu không hiểu tình hình địa phương sẽ không phát biểu được. Nhân dân thì nóng, hội trường địa phương cấp huyện, cấp xã lại ‘lạnh’”-  ông Hiểu nói thêm.

Cao Nguyên - Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Nhiều Đại biểu Quốc hội đồng tình giảm cấp phó của hội đồng nhân dân huyện

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc cụ thể hóa chủ trương của Trung ương trong việc giảm số lượng cấp phó của hội đồng nhân dân.

3 vấn đề cần làm rõ của dự án sân bay Long Thành

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Chiều 24.10, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) do Chính phủ trình. Góp ý tại tổ, Đại biểu Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai - nêu một số vấn đề cần làm rõ liên quan đến dự án này.

Đánh giá tác động khoản vay gần 2,6 tỉ USD làm sân bay Long Thành

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Việc Chính phủ bảo lãnh cho ACV vay hàng tỉ USD đầu tư, khai thác Cảng hàng không Quốc tế Long Thành cũng như tiến độ của dự án là các vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV?

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

Vờ mua vàng rồi mang vàng bỏ chạy, tên cướp bị bắt sau 3 giờ

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Tên cướp đến tiệm vàng giả vờ mua vàng rồi mang theo vàng bỏ chạy. Công an đã bắt giữ đối tượng sau 3 giờ truy xét.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.