Công nhân Thanh Hóa: Chúng tôi rất mong được tăng lương và hỗ trợ nhà ở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Theo nhiều công nhân lao động đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, giá cả thị trường leo thang, khiến cuộc sống của họ gặp khá nhiều khó khăn. Vậy nên, mong mỏi lớn nhất của họ là sớm được tăng lương và khắc chế tình trạng giá cả tăng cao.

Bộn bề âu lo

Trao đổi với PV Báo Lao Động, chị Lê Thị Thủy (34 tuổi, quê ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, tính đến nay, chị đã xa chồng, xa con để xuống Khu công nghiệp Lễ Môn làm việc được 5 năm. Những năm trước đây, khi dịch bệnh chưa ập tới, giá cả thị trường chưa leo thang, mỗi tháng chị về nhà 2 đến 3 lần để thăm chồng con. Tuy nhiên, kể từ khi giá cả thị trường, đặc biệt giá xăng tăng, mỗi tháng chị chỉ dám về nhà 1 lần, để tiết kiệm chi phí.

 
Chị Lê Thị Thủy - công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Lễ Môn, TP.Thanh Hóa - chia sẻ về những khó khăn đang trải qua. Ảnh: Q.D

“Hơn 5 năm nay, chưa khi nào tôi thấy vấn đề chi tiêu phải thắt chặt như hiện nay. Vì sau khi dịch bệnh COVID-19 tạm lắng, thì giá xăng tăng phi mã, kéo theo mọi chi phí sinh hoạt, giá cả mặt hàng cũng tăng theo. Giờ cứ ra chợ là biết ngay! Nếu như trước đây chị em công nhân chúng tôi chỉ cần vài chục nghìn cũng có thể có bữa cơm rau thịt đầy đủ, thì giờ đây phải cần đến tiền trăm, bởi mỗi quả trứng, bó rau, mớ cà… giờ cũng đã tăng hơn rất nhiều" - chị Thủy chia sẻ.

Cũng theo chị Thủy, do phải xuống thành phố làm việc (cách nhà gần 100km), nên chị phải thuê trọ gần công ty để ở, mỗi tháng thuê trọ và tiền điện nước tại đây mất khoảng hơn 700.000 đồng. Cùng với đó là tiền ăn, mua sắm đồ dùng khiến mỗi tháng chị phải chi từ 2 đến 3 triệu đồng. Do đó, số tiền gửi về nhà cho chồng con chẳng đáng là bao.

“Đầu tháng 4.2022 vừa qua, chị em chúng tôi rất phấn khởi khi hay tin, Chính phủ hỗ trợ từ 500.000-1.000.000 đồng tiền thuê trọ cho công nhân. Tuy nhiên đến hiện tại, số tiền này vẫn chưa đến tay các công nhân trong khu công nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ sớm nhận được số tiền hỗ trợ này, để vơi bớt phần nào khó khăn"- chị Thủy cho hay.

Chị Hoàng
Chị Hoàng Thị Huê (quê ở huyện Triệu Sơn) xuống TP.Thanh Hóa thuê trọ, làm việc. Ảnh: Q.D

Chị Hoàng Thị Huê (25 tuổi, quê ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, do nhà cách xa nơi làm việc khoảng hơn 40km, nên chị đã phải chọn phương án thuê nhà trọ gần công ty (ở Khu công nghiệp Lễ Môn) để tiện cho công việc. Trong 2 năm qua (2020 và 2021), do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều thời điểm công việc bị ngưng trệ, các đơn hàng giảm sút, ít tăng ca nên thu nhập mỗi tháng cũng vì thế giảm theo.

Cũng theo chị Huê, dịch bệnh mới tạm lắng thì vừa qua, xăng tăng giá, nhu yếu phẩm cũng leo thang, khiến sinh hoạt hằng ngày càng trở nên chật vật. Vậy nên, không những chị mà các công nhân có chung hoàn cảnh cũng phải thắt chặt chi tiêu, giảm khẩu phần ăn, hạn chế về quê để tiết kiệm chi phí.

"Giá xăng hiện tại đã tăng lên hơn 30.000 đồng/lít, kéo theo đó là nhiều mặt hàng khác cũng tăng. Trong khi đó, nhiều năm nay lương tối thiểu vùng không tăng, vậy nên số tiền tích lũy hàng tháng cũng chẳng đáng là bao. Hạn chế hết mức, tiết kiệm tối đa nhưng mỗi tháng tôi cũng chỉ gửi về nhà được khoảng 1 đến 2 triệu đồng" - chị Huê tâm sự.

Cần lắm nhà ở

Cũng theo nhiều công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, hiện tại, họ không chỉ gặp khó khăn trong các vấn đề về kinh tế như lương tối thiểu vùng thấp, giá cả thị trường tăng cao, mà nhiều vấn đề khác như nhà ở công nhân, thiết chế văn hóa, nhà trông giữ trẻ… cũng chưa được quan tâm, đáp ứng.

 
Nhiều công nhân (ở Thanh Hóa) thuê trọ trong những căn phòng chật hẹp và phải thắt chặt chi tiêu trong thời "bão giá". Ảnh: Q.D

Trao đổi với Lao Đông, ông Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam - cho biết, đến thời điểm hiện tại, các công nhân làm việc ở công ty phải thuê nhà trọ, vẫn chưa nhân được tiền hỗ trợ thuê nhà trọ theo Quyết định số 08 của Chính phủ.

“Thông qua nắm bắt tâm tư, chia sẻ của công nhân lao động, chúng tôi nhận thấy, công nhân đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Thứ nhất là tăng lương tối thiểu vùng; thứ 2 là hỗ trợ tiền nhà trọ, với thủ tục pháp lý giản đơn; thứ 3 là cần cấp thiết xây dựng nhà trẻ ở các khu công nghiệp; thứ 4 là kiềm chế giá cả tăng cao, bình ổn các mặt hàng đang tăng chóng mặt” - ông Quang chia sẻ.

Nhiều công nhân làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn do giá cả thị trường tăng cao. Ảnh: Q.D
Nhiều công nhân làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn do giá cả thị trường tăng cao. Ảnh: Q.D

Cũng theo ông Quang, khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động càng yêu quý, gắn bó với doanh nghiệp hơn. Ngoài ra, tại các khu công nghiệp trên địa bàn hiện nay có rất ít các nhà ở, nhà văn hóa cho công nhân lao động.

Cùng với đó, về vấn đề hỗ trợ tiền nhà trọ cho công nhân, chính sách này có được dài lâu không? Việc hỗ trợ này có được áp dụng đại trà ở tất cả khu, cụm công nghiệp không, hay chỉ áp dụng tại một số khu. Đây thực sự cũng là những trăn trở đối với nhiều công nhân hiện nay.

Đặc biệt là vấn đề kiềm chế bão giá trong thời điểm hiện nay, bởi hiện tại lương của người lao động không tăng, trong khi các mặt hàng khác đều tăng chóng mặt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn cho người lao động khi phải thuê trọ, bám trụ tại các khu công nghiệp, thành phố lớn để làm việc.

Được biết, dự kiến vào ngày 12.6 tới đây, sẽ diễn ra Chương trình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022, với chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”.

Buổi gặp gỡ, đối thoại dự kiến sẽ có 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chương trình là diễn đàn để đoàn viên, công nhân lao động được gặp gỡ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng kiến nghị, đề xuất những vấn đề liên quan đến việc làm, đời sống với người đứng đầu Chính phủ.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐVN trao 100 suất quà cho công nhân khó khăn tại Nam Định

TRUNG DU |

Nam Định - Ngày 10.6, tại Công ty TNHH Giầy Amara Việt Nam (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), đoàn công tác của lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã đến thăm, động viên và trao quà cho 100 công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn của công ty.

Công nhân lao động Bình Dương mong cải thiện thu nhập, có thêm nhà ở xã hội

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, giá cả leo thang, điều mong muốn nhất của công nhân lao động Bình Dương là sớm tăng lương tối thiểu vùng. Từ đó cải thiện thu nhập, để trang trải cuộc sống.

Công nhân mong chờ vấn đề nhà ở được quan tâm sau cuộc gặp với Thủ tướng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Là tỉnh đông công nhân với 1,2 triệu người, trong đó đa phần là lao động nhập cư nên trong chương trình "Thủ tướng gặp gỡ công nhân lao động" dự kiến vào ngày 12.6 sắp tới, công nhân đều rất kỳ vọng và mong muốn các vấn đề khó khăn sẽ được giải quyết, đặc biệt là nhà ở công nhân.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.