Đảm bảo quyền lợi của lao động trong bối cảnh liên tục cắt giảm việc làm

Hoàng Bin |

Sau dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam lâm vào khó khăn, liên tục cắt giảm nhân công, đòi hỏi các cấp công đoàn phải linh hoạt thích ứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động (NLĐ).

Gặp khó vẫn nỗ lực giữ chân lao động

Từ sau dịch COVID-19 đến nay, nhiều doanh nghiệp tại xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, Quảng Nam hoạt động cầm chừng, thu hẹp quy mô sản xuất, như Công ty Hoàng Huy Hùng (ngành may mặc) hiện còn khoảng 30/80 công nhân so với trước; Công ty CP Prime Đại Lộc cắt giảm việc làm ở một số chuyền; Công ty TNHH Chế biến Caosu Đà Nẵng thậm chí lên kế hoạch tạm dừng hoạt động trong năm 2023...

Ông Hồ Quách Triều Đổng - Chủ tịch UBND xã Đại Quang - cho biết, việc giảm giờ làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn xã đã ảnh hưởng tới NLĐ. Địa phương vẫn chưa tìm được giải pháp để hỗ trợ, kết nối tìm kiếm việc làm cho NLĐ mất việc.

Ông Dương Phú Minh Hoàng - Giám đốc Công ty CP Gỗ Cẩm Hà (TP Hội An) - dự đoán, tình hình thiếu đơn hàng sẽ còn tiếp tục kéo dài, chí ít đến cuối năm 2024. Hiện nay công ty vẫn có đơn hàng nhưng chỉ bằng 30% so với trước năm 2021, trong khi đơn giá giảm sâu từ 5 - 30%; lao động còn 250 công nhân so với 600 công nhân trước đây.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh 10 tháng qua đã giảm 28,8%, có 1.070 doanh nghiệp đã rời bỏ thị trường sau khi lâm vào cơn khủng hoảng kéo dài, kéo theo hàng chục nghìn NLĐ mất việc làm.

Báo cáo của Công đoàn huyện Đại Lộc, ngoài nhóm may mặc, giày da, nhìn chung việc làm của công nhân tại Đại Lộc vẫn ổn định; không ít doanh nghiệp nỗ lực duy trì sản xuất, giữ chân lao động lành nghề. Tiêu biểu như Công ty CP Prime Đại Lộc ổn định việc làm cho 860 lao động; Công ty TNHH Groz-Beckert vẫn giữ chân gần 900 lao động...

Cách đây hơn 3 năm, giữa mùa cao điểm dịch COVID-19, vợ chồng anh Lê Văn Ngọc (37 tuổi) được Công đoàn Công ty In - Phát hành sách và Thiết bị trường học Quảng Nam (trụ sở tại TP Tam Kỳ) hỗ trợ 45 triệu đồng xây dựng Mái ấm Công đoàn. Chính sự quan tâm, tiếp sức từ phía công đoàn các cấp, đã khiến NLĐ như anh Ngọc yên tâm gắn bó, để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó.

Ông Trần Ngọc Huy - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty In - Phát hành sách và Thiết bị trường học Quảng Nam - cho biết, doanh nghiệp có 120 NLĐ, thu nhập bình quân gần 12 triệu đồng/người/tháng.

“Các chế độ, chính sách đối với NLĐ như: BHXH, BHYT, BHTN, ăn ca, làm thêm giờ, bảo hộ lao động, thai sản, nghỉ phép... luôn được doanh nghiệp thực hiện tốt, được cấp trên đánh giá cao” - ông Huy cho biết.

Công đoàn linh hoạt bảo vệ quyền lợi cho NLĐ

Theo ông Trần Phước Phương - Chủ tịch Công đoàn huyện Duy Xuyên, Công đoàn huyện luôn chủ động đề xuất và tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại các đơn vị, tham gia xây dựng thang, bảng lương. Toàn huyện có 16/18 công đoàn cơ sở doanh nghiệp ký thỏa ước lao động tập thể, đạt tỉ lệ 88,8%, với những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ.

Ông Phan Xuân Quang - Chủ tịch Công đoàn tỉnh Quảng Nam - thông tin, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian tới, công đoàn sẽ tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của NLĐ và tìm cách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, kiến nghị tỉnh hỗ trợ, giải quyết nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, tạo việc làm bền vững cho NLĐ.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công, ngừng việc tập thể của 8.230 lao động. Sau khi cơ quan chức năng và Công đoàn vào cuộc, chỉ trong 1 - 2,5 ngày, cả 7 vụ đều được giải quyết, toàn bộ NLĐ đã đồng ý trở lại các công ty làm việc.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Nếu chưa qua đào tạo nghề, người lao động ở Đà Nẵng không dễ tìm việc làm

TRẦN THI |

Ngày 24.11, Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ thành phố, trường Đại học Duy Tân tổ chức “Ngày hội tư vấn và giới thiệu việc làm Đà Nẵng 2023” thu hút hơn 1.000 người tham dự. Hàng nghìn vị trí việc làm được giới thiệu. Thế nhưng, nhiều ứng viên vẫn chưa thể tìm được công việc phù hợp.

Đổi mới, sáng tạo, hướng mạnh vào chăm lo bảo vệ quyền lợi người lao động

Linh Chu |

Trong thời gian qua, các hoạt động được Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức với nhiều nét đổi mới, sáng tạo, hướng mạnh vào bảo vệ quyền lợi, chăm lo phúc lợi cho người lao động.

Để công nhân lao động sớm hưởng lợi từ thiết chế Công đoàn

PHƯƠNG ANH |

Sáng 24.11, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Phó Chủ tịch Huỳnh Thanh Xuân làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng về Dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Sóc Trăng.

Kết nối cung - cầu lao động liên vùng

Phương Ngân |

TPHCM - Thay vì mất nhiều công sức và chi phí để tìm kiếm lao động phù hợp từ các khu vực xa, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với lượng lớn ứng viên tiềm năng đến từ các khu vực địa phương thông qua sàn giao dịch việc làm liên kết vùng.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.