F0, F1 gắng gượng lo từng bữa

L.HẠNH - Đ.PHƯƠNG |

Giá cả nhiều mặt hàng tăng chóng mặt trong khi đang là F0, F1 khiến nhiều công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) quay quắt với nỗi lo mưu sinh. Chưa bao giờ, với họ, một bữa cơm ăn với rau lại khó khăn đến thế...

Cái gì cũng đắt

“Giá xăng, giá rau, củ quả tăng chóng mặt. Mỗi lần đi chợ, tôi phải đắn đo rất nhiều, thức ăn hằng ngày cũng không được như trước...” - chị Mai Thị Xoa (SN 1994, quê Yên Bái) - Công nhân Cty TNHH SD Việt Nam nói.

Đã 10 ngày nay, gia đình chị Xoa gồm 3 người đều nhiễm COVID-19. Chị Xoa cho hay, nhà vừa có con nhỏ, chị đang mang bầu, lại là F0 nên rất cần ăn uống đầy đủ chất để có sức đề kháng. Song, cả 2 vợ chồng đều phải nghỉ ở nhà, không có nguồn thu nhập, nữ công nhân sợ rằng tình trạng này kéo dài sẽ khó trụ nổi ở thành phố.

Làm công nhân được 2 năm, chị Xoa cho biết, chưa bao giờ cảm thấy khủng hoảng như hiện nay. “Không làm ra tiền, tiền thuê trọ, bỉm sữa, thức ăn hằng ngày... đổ dồn lên vợ chồng tôi. Cứ đà này, chúng tôi không biết phải xoay sở thế nào. Cũng không thể vay mượn người thân mãi” - chị Xoa nói.

Là F0, chị Xoa cho biết, công ty tạm thời chưa hỗ trợ cho công nhân. Khoản tiền mà chị mong chờ nhất vào thời điểm này là chế độ bảo hiểm xã hội cho F0 nghỉ ốm. Cuối năm 2021, nếu tháng nào tăng ca đều, tiền lương của 2 vợ chồng cũng vào khoảng 15-16 triệu đồng/tháng. Gần đây dịch bệnh liên miên, chị Xoa và chồng không được tăng ca đều, số tiền kiếm được cũng chỉ dao động ở mức 10-12 triệu đồng/tháng.

Sắp tới trở lại với công việc, chị Xoa thở dài vì mình đang mang bầu, chỉ được làm giờ hành chính. Như vậy, gia đình lại hụt thêm khoản tiền mà chị có thể làm thêm giờ. Cả nhà F0, không đi làm ngày nào, chị Xoa sốt ruột ngày đó. Tiền lương của vợ chồng công nhân không tăng lên, nhưng xăng, thực phẩm tăng gấp 2-3 lần. Chị Xoa kể, chị mua bó rau 5.000 đồng nay cũng lên 10.000 đồng. Xăng đổ 50.000 đồng cũng chẳng thấm vào đâu.

Mong mỏi lớn nhất của chị Xoa là nhanh khoẻ để được đi làm. “Có lương, tôi mới mạnh dạn chi tiêu một chút. Trong tình trạng này, tằn tiện, vay mượn cũng không ổn. Phải đi làm mới ổn được” - nữ công nhân bày tỏ.

Nhịn ăn dành tiền lo cho con

Chúng tôi đến nhà chị Trần Thị Quỳnh Oanh (SN 1987, quê Tuyên Quang) - công nhân Công ty TNHH DENSO - KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. Chị Oanh cùng cô em chồng và hai con nhỏ đang ăn bữa trưa tại căn phòng trọ. Bữa cơm chỉ nồi canh đầu cá nấu với dưa chua, chị Oanh nói “ăn 3 ngày rồi”; không có rau trong mâm cơm.

Tháng 5.2021, chị Oanh xuống KCN Thăng Long xin đi làm công nhân. Dịch bệnh bùng phát, phải chờ đợi mãi chị Oanh mới bắt đầu được đi làm từ tháng 12.2021. Qua kỳ nghỉ Tết, vợ chồng, con cái xuống Hà Nội tiếp tục mưu sinh. Đến ngày 14.2.2022, chị Oanh và chồng cùng là F1 phải cách ly tại phòng. Ngày 24.2, cả hai đều có kết quả dương tính với virus Sar-CoV-2, tiếp theo đến cô em chồng và 2 con nhỏ của chị đều mắc COVID-19.

Với mức lương cơ bản khoảng 4 triệu đồng/tháng, còn chồng là lao động tự do làm nghề khoan cắt nhôm kính, vợ chồng chị Oanh phải vật lộn với cuộc sống.

“Chồng có tháng làm nhiều được 10 công (10 ngày), có tháng không đi làm được buổi nào. Ở trong xóm trọ này, gia đình tôi khó khăn nhất. Chị chủ trọ thương tình có tháng còn không thu tiền trọ. Xung quanh đây toàn công nhân, họ có quả xoài, cân mận cũng xách sang cho” - chị Oanh tâm sự.

Được biết, phòng trọ chị thuê giá 600.000 đồng/tháng, tiền điện là 3.000 đồng/số, nước 60.000 đồng/người; chi phí trung bình khoảng 1.000.000 đồng/tháng. Em chồng chị Oanh vừa tốt nghiệp cấp 3 xuống khu công nghiệp xin làm công nhân; 3 người lớn, 2 trẻ nhỏ phải chen chúc xong căn trọ nhỏ chất ngổn ngang quần áo, đồ đạc

Nói chuyện với PV, khuôn mặt chị Oanh luôn thường trực nỗi lo khi bản thân chị là F0 chưa khỏi hẳn bệnh, chồng thu nhập thấp. “Hết tiền không biết xoay ở đâu ra” - chị Oanh buồn bã nói.

Không chỉ vậy, hai con của chị Oanh, một cháu học lớp 2, một cháu chưa được 3 tuổi. Con út của chị Oanh mắc căn bệnh nhược sắc hồng cầu. Chị Oanh chia sẻ, hồi mới sinh cháu không tiếp nhận thức uống gì ngoài sữa mẹ. Hiện tại, việc chăm cháu cũng hết sức vất vả với vợ chồng chị. Cháu chủ yếu uống sữa ngoài, không chịu ăn cơm.

“Nếu thuê người trông thì chỉ trông riêng mình cháu, chi phí rất cao, lên tới 6 triệu đồng/tháng chưa tính tiền ăn. Tiền lương của tôi còn chưa được 5 triệu đồng/tháng thì làm sao đủ trả tiền thuê người trông con. Nếu khỏi bệnh, vợ chồng tôi đi làm lại thì 2 đứa phải tự ở nhà trông nhau, thi thoảng nhờ anh chị chủ nhà ngó giúp” - chị Oanh ngậm ngùi.

Đã có những ngày, chị Oanh phải “bóp miệng” để tiết kiệm tiền mua sữa cho con. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng chị Oanh không thể về quê. Chị xin đi làm công nhân ở đây cũng vì việc chữa bệnh cho con tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (huyện Đông Anh). Trong thời kỳ giá cả tăng chóng mặt, con nhỏ đau ốm, đôi vợ chồng nữ công nhân này vẫn phải gắng gượng, tiếp tục được đi làm để có tiền lo cho các con...

L.HẠNH - Đ.PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Giá xăng chuẩn bị "tăng sốc": Ngộp thở cảnh chen chân đổ xăng tại Hà Nội

Hà Phương - Khương Duy |

"Đầy bình anh ơi", câu nói quen thuộc tại nhiều cây xăng trên địa bàn Hà Nội vào chiều 10.3. Dù giá xăng đang ở ngưỡng cao, tuy nhiên thông tin nhiên liệu này có thể tăng tới 8.000 đồng/lít vào ngày 11.3 khiến nhiều người dân thủ đô tranh thủ đi đổ xăng trước kỳ tăng giá.

Lập hồ sơ gần 100 thanh thiếu niên chạy xe máy náo loạn đường phố Hà Nội

Việt Dũng |

Hà Nội - Lực lượng Cảnh sát hình sự đã lập hồ sơ để theo dõi gần 100 thanh thiếu niên chạy xe máy náo loạn đường phố Hà Nội mới bị phát hiện.

Công đoàn Dệt - may Hà Nội quán triệt Nghị quyết 02-NQ/TW

Hải Anh |

Hà Nội - Công đoàn ngành Dệt - may Hà Nội tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” cho gần 50 cán bộ Công đoàn chủ chốt của ngành.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Giá xăng chuẩn bị "tăng sốc": Ngộp thở cảnh chen chân đổ xăng tại Hà Nội

Hà Phương - Khương Duy |

"Đầy bình anh ơi", câu nói quen thuộc tại nhiều cây xăng trên địa bàn Hà Nội vào chiều 10.3. Dù giá xăng đang ở ngưỡng cao, tuy nhiên thông tin nhiên liệu này có thể tăng tới 8.000 đồng/lít vào ngày 11.3 khiến nhiều người dân thủ đô tranh thủ đi đổ xăng trước kỳ tăng giá.

Lập hồ sơ gần 100 thanh thiếu niên chạy xe máy náo loạn đường phố Hà Nội

Việt Dũng |

Hà Nội - Lực lượng Cảnh sát hình sự đã lập hồ sơ để theo dõi gần 100 thanh thiếu niên chạy xe máy náo loạn đường phố Hà Nội mới bị phát hiện.

Công đoàn Dệt - may Hà Nội quán triệt Nghị quyết 02-NQ/TW

Hải Anh |

Hà Nội - Công đoàn ngành Dệt - may Hà Nội tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” cho gần 50 cán bộ Công đoàn chủ chốt của ngành.